Thương mạiKinh doanh

Amazon đối đầu Alibaba tại thị trường Việt Nam

Amazon đối đầu Alibaba liên tục đẩy mạnh chiêu mộ các nhà bán hàng và đặt niềm tin vào tương lai thương mại điện tử Việt.

 

Amazon tiếp tục đầu tư mạnh vào thị trường Việt

Amazon đối đầu Alibaba tại thị trường Việt Nam
Amazon đối đầu Alibaba tại thị trường Việt Nam

Với Amazon, thị trường Việt là một phần trong chiến lược tiếp cận các nhà cung ứng trong khu vực châu Á. Rất nhanh chóng, chiến lược này bắt đầu mang về trái ngọt với số lượng các nhà bán hàng gốc Việt đang xuất khẩu ít nhất một triệu USD giá trị hàng hóa, tăng gấp 3 lần năm 2020. Các sản phẩm bán chạy nhất gồm dụng cụ nhà bếp, đồ gia dụng, đồ thủ công, sản phẩm may mặc…

Gijae Seong, giám đốc Amazon Global Selling ở Việt Nam chia sẻ: “Các nhà bán hàng Việt Nam đang giúp đa dạng hóa các mặt hàng, sản phẩm trên toàn cầu của chúng tôi”. Việt Nam hiện là nguồn cung cấp các sản phẩm như đồ may mặc, cà phê và hải sản hàng đầu thế giới. Các mặt hàng này thường được chuyển tới các nhà xuất khẩu chuyên nghiệp.

Amazon Global Selling – một đơn vị có chức năng đưa các nhà bán lẻ quốc tế lên nền tảng thương mại điện tử Amazon. Sau khi có văn phòng tại TP HCM. Mới đây, Amazon Global Selling tiếp tục mở một văn phòng ở Hà Nội để huấn luyện, đào tạo các nhà bán hàng bằng tiếng Việt.

Gijae Seong nói rằng các công ty “có lợi thế cạnh tranh khi sản xuất ở Việt Nam”, nơi đón nhận một làn sóng các công ty chuyển dịch từ Trung Quốc sang thị trường Việt trong bối cảnh thương chiến Mỹ – Trung chưa giảm nhiệt.

Theo dữ liệu của U.N. Comtrade, Việt Nam là nguồn nhập khẩu lớn thứ 11 ở Mỹ vào năm 2015. Tuy nhiên đến năm 2020, Việt Nam vươn lên đứng vị trí thứ 6. Mỹ cũng đang dần trở thành khách hàng lớn nhất của Việt Nam và người Mỹ có xu hướng đặt các món đồ sản xuất tại Việt Nam để phục vụ làm việc và giải trí tại nhà.

Alibaba cũng nhen nhóm ý định đầu tư vào Việt Nam

Ở một diễn biến tương tự, Alibaba cố gắng đưa các nhà bán hàng nhỏ lên hệ thống cửa hàng trực tuyến của mình ở Trung Quốc trước khi mở rộng ra các nước khác. “Nếu bạn có nhiều nhà cung cấp trên nền tảng, bạn có thể cạnh tranh.

Ông Hieu Dinh – một nhà phân tích kinh doanh nói rằng: “Điều này thúc đẩy giảm giá và thu hút khách hàng hơn. Khách hàng sẽ gắn bó hơn”. Ông cho rằng chiến lược này tạo ra một “vòng tròn liên tục” khi nhiều người mua hàng tạo ra nhiều người bán hàng và ngược lại.

Đại dịch Covid-19 cũng khiến các công ty Việt Nam cởi mở hơn với việc kinh doanh online. Nghiên cứu của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho thấy 22% đơn vị kinh doanh đã dùng thương mại điện tử trong năm 2020, tăng từ 13% năm 2015.

Nếu Amazon đối đầu Alibaba ở Việt Nam, hai công ty này có cùng vấn đề phải giải quyết. Họ phải đối mặt với chỉ trích liên quan đến vấn đề xử lý hàng giả và chính sách chung cho các nhà bán hàng.

Chính phủ Việt Nam cũng đang làm việc với Amazon để tổ chức các buổi đào tạo cho hàng trăm doanh nghiệp khắp cả nước. Các buổi đào tạo này hướng dẫn nhà bán hàng thực hiện mọi khâu từ đăng tải hàng hóa cho tới đăng ký thương hiệu để giao hàng qua Fulfillment by Amazon.

Alibaba thì cung cấp các hình thức đào tạo tương tự tại Việt Nam với sự ủng hộ của một số Bộ ngành. Alibaba phối hợp với Bộ Công Thương để chọn những doanh nghiệp tiềm năng, tham gia đào tạo về phương thức thanh toán, livestreaming và một số công cụ thương mại điện tử khác.

Như vậy, bức tranh thương mại điện tử Việt Nam hiện nay xuất hiện nhiều cái tên nước ngoài. Thông qua Lazada, Alibaba cạnh tranh trực tiếp với Shopee (Sea) và Tiki (một sàn thương mại điện tử được JD.com đầu tư).

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button