Quản trị

Bạn chọn làm nhà quản lý hay nhà lãnh đạo?

Vai trò của người dẫn dắt, lãnh đạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thành công của bất kỳ tổ chức nào. Tuy nhiên nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai vị trí nhà lãnh đạo và nhà quản lý bởi cả hai đều quan trọng như nhau trong quá trình điều hành tổ chức. Vậy phân biệt hai vị trí này trong một tổ chức như thế nào?

Bạn chọn làm nhà quản lý hay nhà lãnh đạo? 1

Đây cũng là câu hỏi mà tác giả nổi tiếng về nghệ thuật quản lý John C.Maxwell thường nhận được. Theo ông, hai vị trí này có thể phân biệt một cách ngắn gọn như sau: Các nhà quản lý làm việc với quy trình, còn nhà lãnh đạo làm việc với con người.

Ông lấy ví dụ minh họa về một chiến hạm để làm rõ chức năng của hai vị trí này trong một tổ chức. Để hoạt động tốt, con tàu phải được điều khiển, cung cấp nhiên liệu và tiếp tế. Các hệ thống vũ khí phải được sắp xếp đúng quy trình làm việc. Con tàu phải được bảo trì liên tục và tuân thủ theo hàng chục quy trình liên quan tới nhân sự trên tàu.

Chiến hạm này cần có một ban có nhiệm vụ giám sát tất cả các quy trình trên. Phải tiến hành những thủ tục, tạo ra lịch công tác và bảo quản máy móc, hàng hóa. Nếu thiếu nhà quản lý, những hoạt động này rất khó diễn ra. Và nếu không được quản lý, các mục tiêu không thể hoàn thành.

Vậy nhà lãnh đạo chiến hạm này ở đâu? Các lãnh đạo chỉ huy những người quản lý các quy trình. Nếu tất cả công việc trong một tổ chức được thực hiện toàn bộ trên máy, tổ chức đó sẽ không cần lãnh đạo. Nhưng những người đảm nhiệm quản lý quy trình không phải là một cỗ máy. Mặc dù có thể âp dụng hình thức quản lý lên con người song hình thức lãnh đạo luôn đem lại hiệu quả cao hơn. Và khi được lãnh đạo, con người thực hiện công việc ở một trình độ cao hơn.

Bạn chọn làm nhà quản lý hay nhà lãnh đạo? 2

“Các nhà lãnh đạo là những nhà quản lý giỏi, nhưng các nhà quản lý giỏi chưa chắc đã là những nhà lãnh đạo giỏi”, giáo sư về nghệ thuật lãnh đạo Tom Mullins từng nói. Một nhà lãnh đạo bắt đầu từ việc quản lý bản thân thật tốt. Khi làm tốt điều đó, họ học cách quản lý phạm vi chuyên môn của mình. Sau đó họ bổ sung các kỹ năng cần thiết để làm việc và tạo ảnh hưởng lên người khác. Học học cách hiểu các động thái của vai trò lãnh đạo.

Chính vì vậy vai trò lãnh đạo cao hơn vai trò quản lý. Một nhà lãnh đạo thường hướng đến những mục tiêu như:

  • Con người hơn là dự án.
  • Chuyển động hơn là duy trì.
  • Nghệ thuật hơn là khoa học.
  • Tầm nhìn hơn là thủ tục.
  • Liều lĩnh hơn là thận trọng.
  • Hành động hơn là phản ứng.
  • Các mối quan hệ hơn là điều lệ.
  • “Bạn là ai?” hơn là “Bạn đang làm gì?”

Muốn tạo ảnh hưởng lên người khác, bạn phải học cách lãnh đạo thay vì chú trọng vào quản lý đơn thuần.

Thảo Nguyên / Theo Trí Thức Trẻ

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button