Pháp lýTiêu điểmTin mới

Cần biết về Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp

Từ ngày 1/7/2015, Luật Doanh nghiệp 2014 đã bắt đầu có hiệu lực, đánh dấu một bước chuyển đổi quan trọng trong quy trình đăng kí kinh doanh cũng như các quy định về cơ cấu và hoạt động của từng hình thức doanh nghiệp tại Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp

Người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp là gì?

Người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp
Theo thông tin tại khoản 1, điều 13, Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp:

  • Thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp,
  • Đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và
  • Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người đại diện

Người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp

Theo điều 14, lưu ý rằng người đại diện chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp nếu vi phạm thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất cho lợi ích của doanh nghiệp.

Có bao nhiêu người đại diện? – khoản 2, điều 13

Người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp
Đây là một trong những thay đổi đáng kể nhất so với Luật Doanh nghiệp 2005. Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép Công ty TNHH và công ty Cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Quy định mới này góp phần đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp, theo đó điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.

Cư trú tại Việt Nam và uỷ quyền – khoản 3 & 4, điều 13

Người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi người đại diện này đi nước ngoài, người này phải ủy quyền đại diện lại cho người khác và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đã ủy quyền.

Khi hết thời hạn uỷ quyền mà người đại diện chưa trở lại Việt Nam, người đã được uỷ quyền vẫn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ & quyền lợi được uỷ quyền:

  • Cho tới khi người đại diện quay trở lại Việt Nam; hoặc
  • Tới khi chủ công ty/hội đồng quản trị cử người khác làm đại diện.
Đây là điểm mới, tiến bộ của Luật Doanh nghiệp 2014 khi đưa ra cơ chế giải quyết trong trường hợp người đại diện theo pháp luật thường xuyên vắng mặt tại Việt Nam.

*Các bạn có thể tham khảo thêm về quyền & nghĩa vụ của người được uỷ quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức tại điều 15 & 16.

Các trường hợp phải cử người khác làm đại diện pháp luật

khoản 5, 6 & 7, điều 13
<i>Screen Shot 2015-07-01 at 10.16.46 am</i>
Trong các trường hợp sau (đối với doanh nghiệp chỉ có 1 người đại diện), chủ sở hữu hoặc hội đồng quản trị được phép cử người khác làm đại diện pháp luật theo điều lệ công ty:
  • Vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác
  • Bị chết, mất tích
  • Tạm giam, kết án tù,
  • Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự

Đối với công ty TNHH có 2 thành viên, thành viên còn lại sẽ làm người đại diện theo pháp luật cho tới khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, Toà án cũng có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện.

Nguồn http://www.ezlawblog.com/

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button