Đánh giáCông nghệThương mại điện tửTin mới

Chân dung kẻ vượt mặt Facebook

Theo CNBC và Business Insider, vào tháng 11/2017, gã khổng lồ internet của Trung Quốc Tencent đã vượt mặt Facebook, trở thành công ty công nghệ châu Á đầu tiên đạt mốc giá trị thị trường 500 tỷ đô la Mỹ, vượt qua giá trị vốn hóa thị trường của Facebook. Tencent còn bám đuổi giá trị vốn hóa của Amazon với 542,7 tỷ đô la Mỹ.

Chân dung kẻ vượt mặt Facebook 1

Sự kiện ấy đi liền với một nhân vật rất quan trọng – CEO Ma Huateng (Pony Ma). Với giá trị cổ phiếu tăng lên không ngừng, Ma Huateng cũng không ít lần vượt mặt Jack Ma của Alibaba, để trở thành người giàu nhất châu Á.

Một doanh nghiệp đa ngành

Trang công nghệ Crunchbase mô tả Tencent như một cổng dịch vụ internet Trung Quốc, cung cấp dịch vụ internet giá trị gia tăng, di động, truyền thông và quảng cáo trực tuyến. Từ khi dịch vụ được thành lập năm 1998, Tencent đã duy trì sự phát triển bền vững theo chiến lược định hướng vào người tiêu dùng.

Những dịch vụ nền tảng internet hàng đầu của Tencent tại Trung Quốc như QQ (dịch vụ nhắn tin QQ), WeChat, QQ.com, QQ Games, Qzone, 3g.QQ.com, SoSo, PaiPai và Tenpay đều nhằm giải quyết nhu cầu của người dùng internet, bao gồm thông tin, truyền thông, giải trí, thương mại điện tử và những giải pháp khác.

Với đội ngũ nhân viên nghiên cứu và phát triển chiếm 60% lực lượng lao động, Tencent đã có được giấy phép liên quan đến công nghệ trong nhiều lĩnh vực như tin nhắn, thương mại điện tử, dịch vụ thanh toán trực tuyến, tìm kiếm trực tuyến, an toàn thông tin, game và nhiều sản phẩm dịch vụ khác. Năm 2007, Tencent đã đầu tư khoảng 100 triệu nhân dân tệ để thành lập Viện Nghiên cứu Tencent – viện nghiên cứu internet đầu tiên của Trung Quốc với các cơ sở tại Thượng Hải, Bắc Kinh và Thâm Quyến.

Theo hãng tin , tuy Tencent vẫn chưa mấy nổi tiếng bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, nhưng Công ty đã sở hữu dịch vụ nhắn tin WeChat phổ biến nhất nước với lượng người dùng xấp xỉ 1 tỷ. Tencent là một doanh nghiệp đa ngành, kinh doanh nhiều mảng từ game, truyền thông xã hội, tin tức cho đến nội dung số…

Mảng game di động và game trực tuyến là bộ phận then chốt đem lại doanh thu hơn 4 tỷ đô la Mỹ trong mỗi quý cho Tencent. Năm 2016, Tencent đã mua lại cổ phần chi phối của nhà sản xuất điện thoại Phần Lan Supercell – công ty đứng đằng sau trò chơi di động nổi tiếng “Sự xung đột giữa các thị tộc”.

Tencent đang nỗ lực nhằm bước ra khỏi thị trường Trung Quốc nhưng không phải bằng việc mở rộng sản phẩm mà đầu tư vào nhiều công ty ở Mỹ và châu Á. Công ty đã mua cổ phần tại Tesla và Snap, đầu tư vào hàng loạt startup, bao gồm đối thủ của Uber tại Ấn Độ là Ola.

Cạnh tranh với Jack Ma

Cuộc cạnh tranh giữa Pony Ma của Tencent và Jack Ma của Alibaba có thể được ví như cuộc cạnh tranh giữa Jeff Bezos của Amazon và Bill Gates của Microsoft trong năm 2017. Theo Forbes, Pony Ma lần đầu tiên trở thành người giàu nhất tại châu Á vào ngày 8/8/2017 bằng cách vượt mặt Jack Ma nhờ giá trị cổ phiếu không ngừng tăng. Tuy nhiên, Pony Ma đã không thể giữ vững vị trí ấy vì vào cuối ngày giao dịch tại Hoa Kỳ, Jack Ma đã lại vượt mặt Ma Huateng để chiếm lại vị trí dẫn đầu.

Sự hoán đổi vị trí giàu nhất nhì trên thị trường chứng khoán của hai nhân vật “song mã” có thể so sánh với hai doanh nhân hàng đầu thế giới khác đến từ Hoa Kỳ là Jeff Bezos và Bill Gates. Trong khi Alibaba được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York và Jack Ma được biết đến với phong cách hoạt náo, năng động và cởi mỡ thì Tencent được niêm yết tại thị trường chứng khoán Hồng Kông và Pony Ma là nhân vật có nền tảng kỹ thuật rất tốt.

Nhà sáng lập Alibaba, Tencent – 2 người giàu nhất Trung Quốc

Ma Huateng là ai?

Theo trang web Crunchbase, Pony Ma  là một trong những thành viên sáng lập chủ chốt, Chủ tịch và là CEO của Tencent từ năm 1998. Trước khi thành lập Tencent, Pony làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển hệ thống đánh dấu trang internet tại Công ty TNHH Phát triển truyền thông Trung Quốc. Pony có 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp internet và truyền thông.

Pony Ma đã nhận được nhiều phần thưởng và sự ghi nhận cho sự nghiệp lẫy lừng, bao gồm giải thưởng Người lãnh đạo trẻ, Top 10 nhân vật kinh tế của năm, 25 nhân vật kinh tế có tầm ảnh hưởng nhất châu Á và nằm trong danh sách Một trong 30 CEO của thế giới. Hurun Report – một tạp chí hằng tháng nổi tiếng trong việc bình chọn

Danh sách người giàu nhất Trung Quốc, đã xuất bản Danh sách giàu nhất ngành công nghệ thông tin năm 2013 và theo danh sách này, Pony đứng đầu. Pony cũng được xếp ở vị trí thứ 5 trong danh sách Người giàu nhất của Forbes tại Trung Quốc năm 2013 với giá trị tài sản thời điểm đó là 62,2 tỷ nhân dân tệ.

Sát thủ công nghệ Trung Quốc: Pony Ma 

Ma Huateng đã nhận Bằng Khoa học Máy tính từ trường Đại học Thâm Quyến năm 1993. Thoạt nhìn, Mã Huateng trông giống một doanh nhân ưu tú với gốc gác đô thị với nhiều đặc quyền, nhưng thực tế, anh là một doanh nhân tự thân vì anh cũng từng học ngành máy tính tại Đại học Thâm Quyến trước khi làm việc cho một công ty trong vài năm. Năm 1998 anh đã cùng bạn bè sáng lập một công ty và trở thành nhà khởi nghiệp IT trước khi cuộc bùng nổ của bong bóng dot-com. Đó cũng chình là thời điểm khởi đầu của Tencent.

Reuters vừa đưa tin nhà sáng lập Tencent – Pony Ma đã nói rằng ông đang lên kế hoạch đóng góp khoảng 100 triệu cổ phần, trị giá khoảng 2 tỷ đô la Mỹ cho một quỹ từ thiện. Đây là một trong những cam kết nhân đạo lớn nhất Trung Quốc.

“Sau mười năm tham gia vào những hoạt động nhân đạo, tôi ngày càng cảm thấy cần phải có những kế hoạch dài hạn, được tổ chức tốt nhằm hỗ trợ cho xã hội” – Pony Ma cho biết.

Có thể thấy Pony Ma cũng như Jack Ma là những doanh nhân điển hình của Trung Quốc giàu lên từ ngành công nghệ thông tin, rất khác với các tỷ phú truyền thống của Trung Quốc, kể cả Hồng Kông và Ma Cau giàu lên nhờ bất động sản.

5/5 - (3 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button