Công nghệ

Có phải cá mập là nguyên nhân đứt cáp quang biển ngày 23/4?

Đại diện AAG chưa kết luận được nguyên nhân của sự cố đứt cáp quang lần này, nhưng họ cho rằng nguyên nhân là do neo đậu tàu hoặc đánh bắt cá chứ không phải là bởi cá mập.

Có phải cá mập là nguyên nhân đứt cáp quang biển ngày 23/4? 1

Kết nối Internet tại các quốc gia Đông Nam Á vừa bị ảnh hưởng bởi vấn đề với Asia America Gateway (AAG) hệ thống cáp quang biển – lần thứ tư trong năm nay.

Vấn đề chính là từ việc đứt hệ thống cáp nối giữa quốc tế với Việt Nam và nó đã gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong việc sử dụng Internet của người dùng.

Nhiều thông tin cho rằng, sự cố đứt cáp ngày 23/4 cũng do cá mập cắn giống những lần trước, nhưng có vẻ như nguyên nhân lần này là một vấn đề khác.

“AAG chưa nhận thức được nguyên nhân của sự cố lần này, nhưng chúng tôi cho rằng nó không phải là bởi cá mập”, Michael Costin – Chủ tịch của AAG Cable Consortium cho biết.

“Với những kinh nghiệm quá khứ, AAG tin rằng: Neo đậu tàu, hay việc đánh bắt cá là những nguyên nhân chủ yếu của sự cố đứt cáp quang biển”.

Được biết, vấn đề đứt cáp ngày 23/4 xảy ra cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 117 km về phía nam. Hiện tại, AAG và các đối tác đang làm việc tích cực để khôi phục lại hệ thống kết nối internet quốc tế cho Việt Nam.

Cá mập – không phải mối nguy hại hàng đầu với hệ thống cáp biển

Cá mập cắn cáp quang biển (Nguồn: YouTube) 
Cá mập cắn cáp quang biển (Nguồn: YouTube)

Mặc dù, hệ thống cáp quang biển của Việt Nam đã từng bị ảnh hưởng bởi cá mập và nó đã gây ra lỗi kết nối với Internet quốc tế nhưng đây không phải là một điều phổ biến.

Năm ngoái, một đoạn video YouTube từ năm 2010 về việc một con cá mập đang cắn cáp ngầm đã thu hút gần 1 triệu lượt xem.

Đặc biệt, với 99% lưu lượng truy cập Internet đều thông qua hệ thống cáp ngầm vượt đại dương qua thì những con cá mập quả là một mối đe dọa to lớn.

“Cá mập cắn giống như một trò đùa trong ngành công nghiệp này. Nhưng thực tế, tỉ lệ cá mập cắn sợi cáp quang ngầm là rất thấp” Shota Masuda, một nhà quản lý cấp cao trong Submarine NetWork Division NEC cho biết.

Ủy ban Quốc tế Bảo vệ cáp (ICPC) cũng tuyên bố rằng: có tới 65% đến 75% sự cố đứt gãy cáp là do neo đậu và đánh bắt cá. Bởi lẽ, không có vấn đề đứt cáp nào gây ra bởi cá mập trong khoảng từ năm 2008 đến năm 2013.

Đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Cải thiện hệ thống cáp quang là cách hữu hiệu để bảo vệ đường truyền (Ảnh minh họa)
Cải thiện hệ thống cáp quang là cách hữu hiệu để bảo vệ đường truyền (Ảnh minh họa)

Tầm quan trọng của hệ thống cáp biển đã được nhấn mạnh bằng khoản đầu tư gần đây của Google trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng.

Được biết, NEC – một trong 3 nhà sản xuất cáp quang hàng đầu hiện nay, đang cung cấp khoảng 20.000km cáp ngầm cho AAG. Tuy nhiên, mẫu cáp này vẫn có thể bị cắt bằng neo tàu, lưới đánh cá hoặc động đất dưới đáy biển.

Tuy rằng, những tiến bộ trong việc thiết kế cáp biển cũng mang lại “hiệu quả loại bỏ các sự cố”, ICPC cho biết. Mẫu cáp sợi quang mới nhất được bọc trong nhiều lớp bảo vệ bao gồm: một ống đồng hoặc nhôm cũng như việc sử dụng vỏ nhựa hoặc thủy tinh.

Thêm vào đó, các đoạn cáp đặt gần bờ hoặc ngư trường cũng thường được trang bị thêm dây thép và hoặc được chôn sâu dưới lòng biển nhưng vẫn cần phải cải thiện hệ thống cáp ngầm hiện nay.

Mới đây, Google đã chi trên 300 triệu USD cho hệ thống cáp FASTER giữa Nhật Bản và Mỹ với sáu cặp sợi và 100 bước sóng. Nó sẽ có công suất 60Tbps đường truyền trực tiếp khi hoàn thành vào năm 2016. Google cho biết, hệ thống này sẽ có tốc độ nhanh gấp 10 lần mẫu cáp hiện tại.

Việc cải thiện hệ thống cáp ngầm kết hợp với bảo vệ cáp sẽ giúp giảm thiểu số lượng sự cố đứt cáp hoặc ít nhất cũng làm giảm thiệt hại cho hệ thống kết nối Internet ở Việt Nam.

NGUYỄN THẮM – Theo Bizlive

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button