Tin khởi nghiệpKhởi Nghiệp | StartupTin mới

ĐBSCL: Để khởi nghiệp là “mồi lửa” châm ngòi sáng tạo?

Năm 2016 được Chính phủ chọn là Năm quốc gia khởi nghiệp. Thực hiện chủ trương này, nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) cũng đã quan tâm xây dựng chương trình khởi nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, chương trình này vẫn chưa có được kế hoạch dài hạn và còn thiếu hệ thống kết nối. Mặt khác, các địa phương cũng chưa có chính sách, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp khởi sự…

Thiếu hụt đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp hùng mạnh

Theo Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ), đến nay kinh tế ĐBSCL phần lớn vẫn dựa vào các nguồn lực tự nhiên và lợi thế sẵn có nhưng ít có những ngành mới thay đổi, đột phá, mang tính sáng tạo.

%post_name% - %random%
Thế hệ trẻ Đồng bằng sông Cửu Long rất cần được trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp. 

ĐBSCL hiện có gần 30.000 doanh nghiệp đang hoạt động, chiếm 7,7% tổng số doanh nghiệp cả nước và tăng trưởng bình quân hằng năm khoảng 10%, chỉ bằng một nửa tốc độ tăng trung bình của cả nước.

Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp ĐBSCL chưa tạo được năng suất cao trong sản xuất là do tăng trưởng không đồng đều, quy mô nhỏ lẻ, thiếu tập trung. Phần lớn doanh nghiệp nằm trong ngành thương mại (chiếm khoảng 43%) và công nghiệp chế biến (20%), kế đến là xây dựng (15%). Doanh nghiệp nông nghiệp, thủy sản chiếm hơn 6% và vận tải khoảng 4%. Riêng doanh nghiệp theo loại hình công nghệ thì nhóm doanh nghiệp có công nghệ thấp chiếm hơn 75% và có xu hướng tăng. Nhóm ngành công nghệ trung bình chiếm ít hơn 20%, nhóm ngành công nghệ cao chỉ chiếm hơn 2%.

%post_name% - %random%
Doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động manh mún.

Tại TP Cần Thơ, trung tâm kinh tế-xã hội của ĐBSCL cũng không ngoại lệ. Ông Trương Quốc Trạng, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ thừa nhận: Doanh nghiệp trên địa bàn Cần Thơ chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô vốn còn nhiều hạn chế, hoạt động manh mún. Các mô hình khởi nghiệp tập trung ở một số lĩnh vực dễ gia nhập thị trường, giàu tính đam mê nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản cần thiết cho khởi nghiệp, thiếu kỹ năng quảng bá sản phẩm, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, dự báo rủi ro.

Ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ cho rằng, số lượng doanh nghiệp thành lập mới ở ĐBSCL có tỷ trọng giảm so với bình quân cả nước và không có nhiều doanh nghiệp dẫn dắt về khoa học, công nghệ. Đặc biệt khu vực này đang thiếu hụt một đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp hùng mạnh, cả về số lượng và chất lượng.

Chưa có nhiều “điểm sáng” khởi nghiệp

Tại ĐBSCL, đến thời điểm này chỉ có tỉnh Bến Tre là địa phương duy nhất triển khai và hoàn thiện khung chương trình dành riêng cho khởi sự doanh nghiệp mang tên “Chương trình Đồng Khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp”. Lễ phát động được Tỉnh ủy Bến Tre tổ chức vào cuối tháng 4-2016. Điểm nhấn của chương trình là việc thành lập các tổ chức hỗ trợ trực tiếp khởi sự doanh nghiệp bao gồm: Hội đồng tư vấn, Trung tâm hỗ trợ, Quỹ đầu tư khởi nghiệp… Bà Vũ Thị Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tâm đắc: “Tôi tin tưởng vào chương trình này của tỉnh Bến Tre vì nó thể hiện quyết tâm cao giữa lãnh đạo Đảng với chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp của địa phương”.

%post_name% - %random%
Sản phẩm nông nghiệp của ĐBSCL cong yếu về chất lượng và chưa có nhiều thương hiệu.

Trong khi đó, theo VCCI Cần Thơ, đến nay phần lớn các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL (trừ Bến Tre) đều chưa có các văn bản pháp luật chính thức quy định về việc khuyến khích và hỗ trợ khởi sự doanh nghiệp mà mới chỉ có kế hoạch chung về phát triển doanh nghiệp nhỏ, vừa và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn. Do đó tình hình hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp tại ĐBSCL vẫn còn rất nhiều hạn chế.

Theo ghi nhận của chúng tôi, thời gian qua, hoạt động khuyến khích và khơi gợi tinh thần khởi nghiệp của thanh niên bước đầu cũng nhận được sự hưởng ứng từ các trường đại học ở ĐBSCL như: Hội thảo khởi nghiệp “Từ ZERO đến HERO” (Trường Đại học Cần Thơ), Chương trình “Hành trình sinh viên với doanh nhân” (Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Cần Thơ và Trường Đại học Kỹ thuật-Công nghệ Cần Thơ tổ chức); lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng khởi sự doanh nghiệp trong sinh viên năm 2015 (Hội Sinh viên tỉnh Vĩnh Long)… Tuy các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tại ĐBSCL đều nhận được sự quan tâm và hưởng ứng tích cực từ sinh viên nhưng được tổ chức rời rạc, chưa đi vào chiều sâu.

Các mô hình ươm tạo doanh nghiệp ở ĐBSCL cũng không có nhiều, phần lớn là mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động chưa được bao lâu nên kết quả ban đầu cũng không đáng kể. PGS, TS Lê Nguyễn Đoan Khôi, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ (thành lập năm 2014) chia sẻ: “Hệ thống pháp lý và các chương trình ươm tạo trong trường đại học vẫn chưa đầy đủ, nguồn tài trợ cho việc hình thành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp công nghệ rất hạn chế”. Ông Nguyễn Phi Hải, Giám đốc Vườn ươm doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng (thành lập năm 2015) cho rằng, đây là hoạt động còn khá mới mẻ, nhất là về lĩnh vực ươm tạo doanh nghiệp nên việc vận hành, triển khai cần có thời gian để điều chỉnh, hoàn thiện.

Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, làm sao để khởi nghiệp là “mồi lửa” châm ngòi sức sáng tạo, việc thôi thúc “ngọn lửa” khởi nghiệp bùng cháy đang là quyết tâm chung của ĐBSCL hiện nay.

Để làm được điều đó, theo ông Nguyễn Thanh Dũng, TP Cần Thơ đang triển khai đồng bộ, liên tục, quyết liệt các giải pháp như: Điều chỉnh các quy định thuộc thẩm quyền, ban hành các chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó, tranh thủ thời cơ, hạn chế thấp nhất các thách thức, rủi ro. Nâng cao tinh thần trách nhiệm phục vụ, xem doanh nghiệp và người dân là đối tượng phục vụ. Bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp và không hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự; tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính hướng tới xây dựng chính quyền điện tử và rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, kiên quyết loại bỏ giấy phép con, phí, lệ phí bất hợp lý.

Việc thúc đẩy khởi nghiệp tại ĐBSCL không chỉ vì thực hiện mục tiêu chung của quốc gia mà đây còn là vấn đề mang tính cấp thiết, có tính quyết định đến tiềm năng phát triển kinh tế lâu dài của cả vùng. Tăng cường khởi nghiệp tại ĐBSCL sẽ nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của xã hội, đồng thời cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trước thềm hội nhập kinh tế thế giới-ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ nói.

Bài và ảnh: HỒNG ĐĂNG | Theo NĐND.VN

Xem thêm: 20 tuổi, Khởi nghiệp kinh doanh có sớm không?

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button