Thương mại điện tửKinh doanh

Freeship và thanh toán điện tử giúp Shopee vượt mặt Lazada

Giám Đốc điều hành Shopee tại Việt Nam, ông Tuấn Anh cho biết Shopee đã thu hút người dùng vào hệ sinh thái bằng việc Freeship  và tăng cường tích hợp thanh toán điện tử, và hoa hồng thấp cũng giúp Shopee trở thành nền tảng Thương mại điện tử phổ biến, thậm chí phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Freeship và thanh toán điện tử giúp Shopee vượt mặt Lazada 1

Theo dữ liệu từ iPrice Group, Shopee là trang được truy cập nhiều nhất ở Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam vào quý 3/2020. Trong khi đó, chỉ 1 năm trước, Lazada (thuộc sở hữu của Alibaba Group Holding của Trung Quốc) đứng đầu ở Philippines, Singapore và Thái Lan.

Được biết, Shopee là nền tảng thuộc sở hữu của tập đoàn công nghệ Sea có trụ sở tại Singapore. Ghi nhận bởi một thương gia bán áo và ví ở Tp.HCM: Thông thường doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng trực tuyến là thông qua Facebook, và hiện nay những khách hàng này thường yêu cầu chuyển sang chợ trực tuyến Shopee để thanh toán. Bởi, Shopee nổi tiếng với việc giao hàng miễn phí.

Trao đổi Nikkei Asia, Nguyễn Ngọc cho biết: “Ngay từ đầu, Shopee đã hướng đến mức phí thấp. Mọi người chọn Shopee cũng vì giao hàng miễn phí”.

Báo cáo từ nhóm Google thống kê, thị trường TMĐT Việt Nam, bao gồm giao hàng thực phẩm và gọi xe, đã đạt 14 tỷ USD vào năm 2020, tăng 16% so với năm trước và sẽ mở rộng lên 52 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, Shopee hiện đang bỏ xa các đối thủ trong nước. Tiếp theo là Thế Giới Di Động (MWG) với 29 triệu lượt truy cập hàng tháng trong cùng thời gian. Tiki, một nhà điều hành TMĐT địa phương đứng vị thứ ba với 22 triệu và Lazada đạt 20 triệu.

Giám Đốc điều hành Shopee tại Việt Nam, ông Tuấn Anh cho biết Shopee đã thu hút người dùng vào hệ sinh thái bằng cách tăng cường tích hợp thanh toán điện tử. Cùng với đó, giao hàng miễn phí và hoa hồng thấp cũng giúp Shopee trở thành nền tảng TMĐT phổ biến, thậm chí phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Ghi nhận, Shopee đã thu hút 62 triệu lượt truy cập hàng tháng tại Việt Nam trong quý 3/2020, tăng hơn 80% so với một năm trước đó. Để chống lại Shopee, vào tháng 11, Lazada có trụ sở tại Singapore đã bắt tay với Grab tại Việt Nam. Hay Tiki cũng tuyên bố sẽ  giao hàng trong 2 giờ nhờ vào chuỗi cung ứng end-to-end với hệ thống trung tâm giao hàng trên toàn quốc…

Không riêng Việt Nam, sự mở rộng mạnh mẽ của Shopee tại đây cũng là biểu hiện rõ nét cho sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 100 tỷ USD ở Đông Nam Á. Bước vào kỷ nguyên hậu Covid-19, thị trường TMĐT dự báo sẽ có thêm một loạt các liên minh mới, giữa cuộc chạy đua xây dựng hệ sinh thái bao quát để phục vụ tối đa các nhu cầu của khách hàng.

Trong cuộc đua này, bên cạnh sự phát triển như “vũ bão” của Grab (Singapore) và Gojek (Indonesia) với nền tảng ban đầu là dịch vụ gọi xe; Sea cũng cho thấy sự trỗi dậy đáng gờm. Thông qua việc kích hoạt các hoạt động hợp tác, M&A, Sea đang có giá trị vào khoảng 100 tỷ USD, đặt tham vọng sẽ “vẽ” lại bức tranh toàn ngành từ năm 2021.

Những thay đổi chóng mặt xếp hạng cho thấy một sự cạnh tranh khủng khiếp đang diễn ra trong thị trường thương mại điện tử (TMĐT). Đặc biệt, Covid-19 như mồi súng kích hoạt một chiến trường công nghệ gay gắt của khu vực Asean.

Được hỗ trợ bởi dòng tiền lớn từ hoạt động kinh doanh cốt lõi, Sea mở rộng đầu tư mạnh vào TMĐT và các dịch vụ tài chính kỹ thuật số. Từ tháng 7 – 9/2020, doanh thu TMĐT của Sea (tại Việt Nam và các quốc gia khác) tăng 2,7 lần so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 618 triệu USD. Tương ứng, lỗ hoạt động cũng tăng từ 277 triệu USD lên 338 triệu USD do tăng trường đầu tư cho chiến dịch tranh giành thị phần.

Nguồn Doanh nghiệp & Tiếp thị

5/5 - (2 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button