Doanh nghiệpKinh doanh

Giải pháp giúp các nữ doanh nhân tiếp cận với nguồn vốn

Theo kết quả khảo sát của VCCI trên các tỉnh, thành phố từ năm 2011 tới hiện tại, tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tại Việt Nam có xu hướng tăng theo thời gian. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vẫn còn không ít trở ngại với những người phụ nữ làm chủ doanh nghiệp.

Sự trỗi dậy và những rào cản

Nếu như năm 2011, khoảng 21% doanh nghiệp đang hoạt động là do phụ nữ làm chủ, đến năm 2019, tỷ lệ này khoảng 25%. Còn theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2010 vừa qua, cả nước có 258.689 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp cả nước.

Báo cáo cũng cho thấy, có tới 68,8% nữ chủ doanh nghiệp có trình độ đại học và thạc sỹ quản trị kinh doanh, so với 71,9% ở nam. Điều này cho thấy, khoảng cách về giới trong nấc thang giáo dục đã được cải thiện đáng kể và phụ nữ có đầy đủ năng lực cũng như trình độ để đảm trách các vị trí quản lý.
Giải pháp giúp các nữ doanh nhân tiếp cận với nguồn vốn
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, những trở ngại lớn nhất với người phụ nữ khi bước ra làm chủ doanh nghiệp bao gồm khả năng tìm kiếm khách hàng, tiếp đó là biến động thị trường và tìm kiếm nguồn vốn; khả năng liên kết, hợp tác của nữ giới trong khởi sự kinh doanh cũng thấp hơn so với nam giới….

Trong số những thách thức này, sự hạn chế trong việc tiếp cận, xây dựng nguồn lực tài chính được xem là yếu tố hàng đầu. Theo đó, phụ nữ có xu hướng xem nợ nần như là một điều xấu cần tránh xa. Để mở rộng nguồn vốn kinh doanh, họ thường chủ yếu lấy từ nguồn thu của doanh nghiệp. Việc này vô hình trung giới hạn tiềm năng phát triển.

Sự tăng trưởng của các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ cũng làm tăng tầm quan trọng của việc tham gia vào các mạng lưới doanh nghiệp như một cách để tiếp cận thông tin hữu ích, tạo ra các kết nối có giá trị và chia sẻ kinh nghiệm. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ thuộc một mạng lưới doanh nghiệp hoặc một hiệp hội tại Việt Nam vẫn còn rất thấp, ở mức 15%.

Tư duy mới cho người phụ nữ hiện đại

Từ những phân tích trên, các chuyên gia có đưa ra một số định hướng mới – kim chỉ nam – cho những phụ nữ bước chân vào lĩnh vực nhiều thử thách này.

Nghĩ “lớn” ngay từ đầu

Hầu hết các chủ doanh nghiệp nữ thành công phải “nghĩ lớn” ngay từ đầu. Theo đó họ cần chú ý việc đặt nền tảng cho sự phát triển kinh doanh ngay từ ngày đầu tiên khởi nghiệp, bất kể kế hoạch tăng trưởng hiện tại như thế nào.

Họ cần thoát khỏi lối suy nghĩ kinh doanh chỉ để thử thách bản thân và tìm cách dung hòa giữa công việc và gia đình, từ đó giới hạn quy mô doanh nghiệp để có thể tự giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Năng động xây dựng mạng lưới

Từ suy nghĩ “lớn” các nữ doanh nhân cần mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình ra cộng đồng và các hệ thống doanh nghiệp của phụ nữ.

Thực tế đã cho thấy các nữ doanh nhân thành đạt luôn tham gia vào nhiều mạng lưới, đa dạng hóa hệ thống để học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác, gặp gỡ khách hàng và phát triển các mối quan hệ. Những điều này sẽ giúp phụ nữ đạt được sự tín nhiệm.

Chủ động tìm hiểu, tiếp cận các nguồn tài chính

Phụ nữ cũng cần loại bỏ nhận thức rằng họ sẽ không có khả năng xin cấp vốn. Các chủ doanh nghiệp nữ thành công nhất là những người chủ động tìm hiểu về tài chính và biết tiếp cận đa dạng hóa nguồn vốn.

Ngoài các kênh vay vốn truyền thống như ngân hàng hay quỹ đầu tư, phụ nữ cần chủ động tìm hiểu và cân nhắc sử dụng các dịch vụ tài chính mới nổi của thời đại 4.0, điển hình trong đó là mô hình cho vay ngang hàng (P2P Lending). Ưu điểm nổi bật của mô hình này là ứng dụng công nghệ trực tuyến giúp việc việc thẩm định thông tin khách hàng nhanh, hiệu quả và chi phí thấp hơn rất nhiều so với hình thức truyền thống.

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button