Ý tưởng Khởi Nghiệp

Khởi nghiệp nuôi gà: hãy thực hiện những việc sau

Hiện nay khởi nghiệp nuôi gà đang là một ý tưởng được nhiều người có sở thích kinh doanh ngành chăn nuôi lựa chọn. Để quản lý một trang trại chăn nuôi gà đòi hỏi rất nhiều các kiến thức chuyên môn. Bài viết hôm nay sẽ bàn về những kiến thức kinh doanh liên quan đến ý tưởng khởi nghiệp này. Nếu đang cân nhắc về khởi nghiệp nuôi gà thì đây là bài viết dành cho bạn.

Nếu là người đã có nền tảng kiến thức nông nghiệp thì ý tưởng khởi nghiệp nuôi gà hoàn toàn là một lựa chọn lý tưởng. Nhưng ngoài những kiến thức này bạn còn phải trang bị cho mình một số kiến thức nghiệp vụ kinh doanh quản lý, xây dựng thương hiệu chăn nuôi riêng. Một số công việc có thể nhắc tới trong quá trình như: chọn quy mô nuôi, áp dụng kỹ thuật nuôi, quản lý phân phối và xây dựng thương hiệu. Để quá trình khởi nghiệp nuôi gà diễn ra suôn sẻ hơn, bạn cần lưu ý những điều sau đây.

Các bước khởi nghiệp nuôi gà

khởi nghiệp nuôi gà
Các bước khởi nghiệp nuôi gà cho người mới bắt đầu

1. Chọn quy mô, giống gà và địa điểm nuôi

Đầu tiên bạn cần xác định xem mình muốn kinh doanh về nuôi gà lấy thịt hoặc nuôi gà lấy trứng. Chọn một trong hai để bạn có thể định hướng rõ hơn cho việc chọn giống gà cũng quy mô bao nhiêu.

  • Nếu chọn nuôi gà lấy trứng bạn nên chọn nuôi gà mái. Hiện nay hai loại hình nuôi gà lấy trứng sau đó lấy thịt này thường được kết hợp với nhau. Trong giai đoạn gà sinh sản tốt nhất người kinh doanh sẽ nuôi để thu hoạch trứng, sau khi qua giai đoạn sinh sản lúc này gà sẽ được bán lấy thịt. Loại hình này rất lợi nhưng bạn phải tốn gấp đôi nhân công và thời gian nuôi gà.
  • Nếu chọn nuôi gà lấy thịt ngoài việc nuôi gà bạn còn phải xây dựng nên cơ sở giết mổ lấy thịt. Ngoài thịt người kinh doanh có thể tận dụng tất cả từ gà để bán như: lòng gà, xương gà,… để tăng thêm phần lợi nhuận.

Thứ hai, sau khi xác định được lĩnh vực muốn kinh doanh bạn nên chọn một giống gà phù hợp với mục đích chăn nuôi của mình. Sẽ có từng loại giống gà riêng để lấy trứng hoặc lấy thịt, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:

  • Giống gà để lấy thịt: gà ri, gà Đông Tảo, gà Hồ,…
  • Giống gà để lấy trứng: Rhode Island Red, Hamburg, hoặc Sussex,…
Khởi nghiệp nuôi gà: hãy thực hiện những việc sau
Tham khảo và chọn giống gà phù hợp với mục đích chăn nuôi

Ngoài ra để biết thêm thông tin về những giống gà chăn nuôi tuỳ theo mục đích hiện nay bạn nên tham khảo qua địa chỉ https://chickenbreedslist.com/.

Thứ ba, khi lên được kế hoạch nuôi và nuôi giống gì điều cần thiết cần tiến hành là chọn địa điểm dựng trang trại hoặc cơ sở chế biến. Nếu bạn là người ở thành phố lớn, thì bạn nên chọn địa điểm kinh doanh ở những vùng ngoại ô, cách trung tâm không xa để thuận tiện cho việc vận chuyển. Nếu có ý định nuôi với quy mô cực lớn hãy chọn những vùng xa thành phố để có diện tích rộng và giá thuê rẻ.

2. Thành lập trang trại

Để chăn nuôi gà một cách khoa học, tránh những rủi ro về các bênh cho gia cầm trước tiên bạn cần tốt nghiệp ngành chăn nuôi. Để chuẩn bị tốt hơn cho việc nuôi gà, bạn còn cần phải tham gia thêm một số khoá học ngắn hạn về nghiệp vụ quản lý, kế toán. Bởi khởi nghiệp không chỉ là câu chuyện chăn nuôi mà đây là cả một thương vụ kinh doanh.

Tiếp theo, bạn cần lập cho mình một kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu mình mong muốn. Kế hoạch kinh doanh càng chi tiết sẽ càng dễ dàng cho bạn ở khâu tiến hành. Hãy nghĩ về những yếu tố như: mục tiêu muốn có, tầm nhìn chiến lược, sản phẩm, thị trường tiêu thụ và chiến lược marketing.

Khởi nghiệp nuôi gà: hãy thực hiện những việc sau
Một mẫu trại gà chăn nuôi công nghiệp điển hình

Thứ ba, là huy động nguồn vốn. Khi có một kế hoạch chi tiết rõ ràng, điều tiếp theo cần quan tâm đến chính là tính toán nguồn vốn thực hiện. Nếu có sự thiếu hụt bạn có thể cân nhắc vay vốn ngân hàng để phục vụ cho việc khởi nghiệp. Một số chi phí bạn cần trang trải trong quá trình xây dựng cơ sở nuôi gà gồm:

  • Chi phí trang thiết bị: máy móc, hệ thống chuồng gà, máng thức ăn, máng trứng, tiền thuê nơi chăn nuôi, và một số thiết bị chuyên dụng khác.
  • Chi phí nhập giống gà
  • Chi phí thức ăn và kháng sinh cho gà
  • Chi phí thuê nhân công làm việc

3. Bắt tay vào chăn nuôi

Đây chính là lúc để bạn áp dụng kiến thức học được ở trường lớp vào việc chăn nuôi và chăm gà nhằm tạo ra sản phẩm kinh doanh chất lượng như mong muốn và thu hồi vốn.

4. Phát triển quy mô kinh doanh của trại gà

Khởi nghiệp nuôi gà: hãy thực hiện những việc sau
Lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động kinh doanh của mình để có những hướng đi đúng

Bạn cần phải ghi chép doanh thu của mình trong từng giai đoạn để có thể so sánh đối chiếu cũng như giải ngân một số chi phí và lãi ngân hàng.

Thứ hai, hãy đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu, chất lượng sản phẩm từ trại gà để có thể thu hút nhiều khách hàng, mở rộng thị trường cung cấp.

Cuối cùng nếu doanh nghiệp đi theo đúng hướng dự định và đang “ăn nên làm ra” bạn có thể xem xét vay tiền để mở rộng cơ sở kinh doanh của mình thêm nữa.

Trên đây là một số thông tin có ích cho người có ý định khởi nghiệp nuôi gà. Hy vọng từ đây, bạn có thể hình dung một cách cụ thể hơn về quá trình khởi nghiệp loại hình kinh doanh này. Chúc bạn sẽ thành công trên con đường mình chọn.

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button