Kiến thức khởi nghiệpKhởi Nghiệp | StartupTin mới

Khi mua startup 6 thứ các ‘đại gia’ cân nhắc trước

Kinh nghiệm lãnh đạo, nền tảng kết nối, công nghệ…là những yếu tố các nhà đầu tư sẽ chú trọng khi tiến hành mua lại một công ty khởi nghiệp

Trong 11 năm qua, hơn 500.000 thương vụ sát nhập doanh nghiệp nhỏ và vừa trên thế giới đã diễn ra. Theo Entrepreneur, điều kiện cạnh tranh, cải tiến kỹ thuật và toàn cầu hóa tác động không nhỏ đến tư duy kinh doanh. Theo đó, các doanh nghiệp lớn chú trọng việc mua lại những startup nhỏ để tăng sự cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Hai nhà tư vấn Courtney Reum và Carter Reum, với kinh nghiệm đầu tư tại nhiều quỹ trong đó có Goldman Sachs, tổng hợp 6 yếu tố thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn bỏ tiền ra mua lại một mô hình kinh doanh. 

Kinh nghiệm lãnh đạo

Jet.com là sàn thương mại điện tử được thành lập bởi Marc Lor – cựu lãnh đạo tại Amazon. Walmart mua lại startup này nhằm cạnh tranh trên thị trường nội địa Mỹ với Amazon – website thương mại điện tử lớn thứ hai thế giới.

Tuy vậy, quyết định của Walmart không đến từ công nghệ Jet.com sử hữu mà bởi kinh nghiệp và năng lực của Marc Lor khi hoạt động tại Amazon. Sau khi thỏa thuận sát nhập được ký kết, Marc Lor trở thành giám đốc thương mại điện tử thị trường Mỹ của Walmart. Ngoài ra, Walmart còn mua thêm ShoeBuy và Moosejaw. Những lãnh đạo của các startup này sau đó đều trở thành quản lý cấp cao tại tập đoàn.

Nền tảng kết nối

Sau khi mua lại Pulse, một ứng dụng đọc tin tức, LinkedIn chú trọng hơn việc xây dựng nhận diện thương hiệu. Website tìm kiếm thông tin nhân sự này trở thành địa chỉ số được nhiều công ty lựa chọn khi muốn tìm thông tin chuyên gia.

Điều này khiến startup này trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhiều nhà đầu tư và sau đó chính LinkedIn – nền tảng kết nối các chuyên gia, lao động có kinh nghiệm tại các ngành nghề trên thế giới cũng được Microsoft mua lại với giá 26 tỷ USD. Trong lá thư gửi đến nhân viên, CEO LinkedIn cho biết công ty sau khi trở thành một phần của Microsoft vẫn hoạt động độc lập với hệ thống nhân viên và quản trị riêng.

Khi mua startup 6 thứ các 'đại gia' cân nhắc trước 1

Công nghệ

Năm 2016, Dell mua lại EMC nhằm cạnh tranh với nhà cung cấp nền tảng đám mây như Amazon và Microsoft Corp. Nhờ phát triển từ công nghệ có sẵn của EMC, một năm sau sự kết hợp này đã mang lại cho Dell thêm 10.000 khách hàng mới.

Tương tự năm 2017, PetSmart mua lại Chewy.com (thương hiệu vận chuyển hàng hóa từ hơn 500 công ty sản xuất sản phẩm cho vật nuôi) với giá 3,35 tỷ USD. Theo đại diện tập đoàn, thương vụ này giúp PetSmart đảm bảo dịch vụ khách hàng khi mua sắm qua kênh thương mại điện tử.

Thương hiệu

Hostess Brands thành lập từ năm 1905 tại Mỹ, là thương hiệu có tiếng từ trước Chiến tranh thế giới thứ II. Công ty lâu đời này đã được Metropoulos/Apollo mua lại.

Ngay sau đó, sản phẩm thức ăn nhanh mang thương hiệu Hostess ra đời và nhanh chóng bán ra với số lượng đáng kể. Hoạt động này giúp mang lại nguồn doanh thu cho ông chủ mới của hãng. Sau khi thương vụ sát nhập thành công, các sản phẩm của Metropoulos/Apollo mang thương hiệu Hostess đã tăng doanh thu lên 15%.

Mô hình điển hình cho nhóm đối tượng

Clorox mua lại Burt’s Bees với giá 913 triệu USD năm 2007 nhằm hướng đến đối tượng trẻ muốn sử dụng các sản phẩm tự nhiên.

Năm 2016, Burt’s Bees ra mắt Natural Launchpad – chương trình giúp các công ty nhỏ lĩnh vực sản phẩm tự nhiên thu hút khách hàng mục tiêu. Trên nền tảng này, các doanh nghiệp cạnh tranh giúp thu về khoản lợi nhuận 10.000 USD tiền mặt.Từ thành công của Clorox, Nordstrom đã mua lại Trunk Club hướng tới khách hàng trẻ muốn trải nghiệm phong cách mua sắm mới.

Mô hình phân phối

Để cạnh tranh với Gillette, Unilever đã chi một tỷ USD cho Dollar Shave Club bởi kênh phân phối khách hàng của hãng. Startup hoạt động bốn năm, là đơn vị sáng tạo video Youtube có hơn 25 triệu lượt xem. Năm 2015-2016, Dollar Shave Club giúp Unilever tăng 47% doanh số chủ yếu từ nhóm khách hàng trẻ.

Huyền Trang/ Vnexpress.

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button