Câu chuyện khởi nghiệpKhởi Nghiệp | Startup

Khởi nghiệp làm bánh Pía tháng cao điểm có khi thu hàng trăm triệu

Những ngày cuối năm, tiệm bánh của gia đình ông Triệu An khởi nghiệp làm bánh Pía phải liên tục tăng ca vì lượng khách đặt mua tăng cao. Dịp này, tiệm bánh có thể thu nhập lên đến 100 triệu đồng/ tháng.

3 đời theo nghiệp khởi nghiệp làm bánh Pía

Khởi nghiệp làm bánh Pía tháng cao điểm có khi thu hàng trăm triệu

Trong con hẻm nhỏ trên đường Bình Tây (quận 6, TPHCM) có một tiệm làm bánh pía truyền thống đã tồn tại hơn 70 năm. Chủ tiệm bánh hiện nay là anh Triệu An (49 tuổi) là truyền nhân đời thứ 3 của tiệm.

Tiệm bánh là một ngôi nhà cấp 4 nhỏ, không biển hiệu quảng cáo bắt mắt đêt thu hút khách, nhưng lại tấp nập khách vào ra. Một số người đến đây để tìm kiếm hương vị bánh mới lạ. Có người là khách quen, dịp lễ tết năm nào cũng ghé tiệm mua bánh pía. Mọi thông tin về tiệm bánh được in lên những tờ giấy A4, dán đầy mặt tường phía ngoài và một biển hiệu nhỏ bằng gỗ treo ngay cửa ra vào ghi chữ tiếng Trung.

Anh Triệu An chia sẻ: “Thời trước ông nội tôi rời Triều Châu đến lập nghiệp ở khu Chợ Lớn từ những năm 30 thế kỷ trước. Tới năm 1948, ông mở cửa hàng bán bánh này, chuyên bán bánh pía, kẹo đậu phộng, mè xửng Triều Châu. Tiệm bánh sau đó được truyền cho ba của tôi và bây giờ thì ba giao lại tiệm cho tôi tiếp quản”.

Những ngày đầu khi khởi nghiệp làm bánh Pía, tiệm làm bánh pía và các loại kẹo truyền thống của người Tiều để phục vụ lễ Tết, cưới hỏi của người dân sống ở quận 5, 6. Ngày nay, do nhiều người biết đến tiệm nên đối tượng phục vụ được mở rộng hơn, tuy vậy hương vị truyền thống của các loại bánh, kẹo vẫn được anh An gìn giữ nguyên vẹn.

Bánh không công thức tất cả chỉ do kinh nghiệm người làm nghề

Sản phẩm bánh Pía

Anh An tâm sự với chúng tôi: “Vào năm 15 tuổi, tôi đã được ba chỉ cho cách làm bánh. Đối với gia đình tôi thì làm bánh pía này không có công thức, chỉ chủ yếu là dựa vào cảm giác của bản thân từ những công đoạn từ nặn nhân đến khi ra bánh thô. Tất cả đều dựa vào những kinh nghiệm mà tôi được ba mình chỉ dạy”.

Đồng thời, chủ tiệm bánh giải thích thêm, bánh pía của tiệm là món ăn đặc sản tại Triều Châu tuy cùng tên gọi với loại bánh ở Sóc Trăng nhưng khác nhau về kích cỡ bánh và loại nhân bên trong bánh và được dùng ngay khi còn nóng.

Các mẻ bánh sản xuất đến đâu được bán hết đến đó, đảm bảo độ tươi ngon. Bánh đến tay khách đều vừa ra lò, còn nóng hổi. Chủ tiệm tâm sự: “Tôi luôn dặn khách nên dùng bánh khi còn nóng, sẽ mềm và chuẩn vị. Bánh chỉ được dùng trong 10 ngày”.

Theo lời Anh An cho biết: “Tiệm bán 1 hộp bánh gồm 4 cái có giá dao động từ 190.000 – 250.000 đồng tùy thuộc vào sự lựa chọn của khách hàng thích ăn bánh có nhiều trứng muối hay không. Mỗi ngày tiệm mình bán trung bình 20 hộp nhưng khi đến những dịp lễ như Trung Thu, Tết thì số lượng bánh bán ra nhiều hơn gấp 2, 3 lần”.

Vì đã hoạt động lâu đời, cùng với đó là bánh pía của tiệm vẫn giữ được hương vị truyền thống nên rất được lòng khách hàng. Nhờ vậy tiệm bánh đã giúp anh Triệu An có nguồn thu nhập ổn định trung bình từ 70-90 triệu đồng/tháng. Còn vào những tháng cao điểm như các dịp lễ Trung Thu, Tết thì doanh thu có thể hơn 100 triệu đồng/tháng.

Món bánh này có nguyên liệu đơn giản với phần vỏ làm từ bột mì, 2 loại nhân gồm đậu xanh và khoai môn, kèm theo trứng muối. Bánh sau khi nặn hình hoàn chỉnh sẽ được quét một lớp mỡ heo. Riêng loại bánh chay sẽ dùng dầu ăn. Mặt bánh được rắc thêm mè trắng, mè đen. Để làm ra mẻ bánh ngon, các nguyên liệu cũng phải được lựa chọn kỹ lưỡng.

Anh An bộc bạch: “Bản thân mình lúc nào cũng có một suy nghĩ đó là tiệm bánh này chính là thành quả của sự cố gắng của ông nội và ba nên mình phải làm sao để có thể tiếp quản thật tốt và phải cho ra được những sản phẩm thật chất lượng”.

Nói về những kỉ niệm của nghề làm bánh lâu đời của gia đình, anh Triệu An chia sẻ : “Hiện, không còn nhiều gia đình người Tiều tại TPHCM giữ được cái nghề làm bánh này. Năm 2019, có một nhà báo ở Singapore đến nhà chúng tôi để tìm hiểu về món bánh pía nhân khoai môn. Vị đó cũng bất ngờ vì gia đình tôi giữ được cách làm bánh pía xưa cũ, đúng hương vị của người Tiều”.

Để đảm bảo hương vị gia truyền, gia đình anh Triệu An thay nhau mỗi người một nhiệm vụ ở tiệm bánh. Từ việc sản xuất đến đóng gói, bán hàng đều do người trong nhà phụ trách.

Anh Triệu An tâm sự: “Hiện tại mình chỉ tập trung vào việc mỗi ngày sẽ phục vụ khách những phần bánh tươi nóng. Còn về việc mở thêm chi nhánh mới thì bản thân vẫn chưa nghĩ tới vì mình sợ nếu mở thì không thể quản lý và đảm bảo chất lượng của sản phẩm như hiện tại nên mình chưa vội. Điều mình mong muốn duy nhất là sẽ giữ được cái nghề để truyền lại cho con trai là mình hạnh phúc lắm rồi”.

Nguồn dan tri

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button