Tin khởi nghiệpKhởi Nghiệp | StartupTiêu điểmTin mới

Kỹ sư điện mạt vận khi làm thuê buộc phải khởi nghiệp ở tuổi 53

Làm việc cho 5 công ty may và chúng lần lượt phá sản, một kỹ sư điện ở Nhật Bản bắt đầu khởi nghiệp ở tuổi 53 rồi từng bước gây dựng cơ đồ hàng triệu USD.

Ở Nhật Bản, hàng triệu người biết Yoshio Sadasue, Chủ tịch công ty dệt may Kamakura Shirts. Trước khi thành lập công ty với vợ, bà Tamiko, ông từng làm việc cho công ty huyền thoại Van Jacket từ năm 1966 tới khi nó phá sản vào năm 1978.

“Sau khi tốt nghiệp đại học với bằng kỹ sư điện, tôi làm việc cho một công ty. Nhưng sau đó tôi muốn trở thành một thương nhân như cha nên ông bảo tôi gia nhập công ty may VAN Jacket vào năm 1966. Khi đó tôi 25 tuổi. Cha tôi có một đại lý quần áo ở thành phố Hiroshima và ông làm đại lý cho VAN Jacket”, Sadasue kể.

Ban đầu VAN Jacket chỉ là công ty nhỏ. Nhưng họ phát triển rất nhanh. Sản phẩm ra khỏi xưởng vào buổi sáng sẽ được bán ngay vào buổi chiều. Năm Sadasue 33 tuổi, ông trở thành quản lý kho của công ty. Dù công ty phát triển nhanh, Sadasue lo ngại khi nền kinh tế suy thoái, đà sản xuất nhanh sẽ khiến công ty không kịp xoay vòng vốn do hàng tồn kho. Ông trình bày nguy cơ lên ban giám đốc, nhưng họ lại khiển trách ông. Sau đó, nền kinh tế suy thoái đúng theo dự đoán của Sadasue. Sức mua giảm khiến hàng tồn kho của công ty trở nên quá lớn và tốc độ xoay vòng vốn chậm. Công ty chống đỡ một thời gian rồi phá sản.

Kỹ sư điện mạt vận khi làm thuê buộc phải khởi nghiệp ở tuổi 53 1

Van Jacket phá sản nên Sadasue tiếp tục làm việc ở nhiều công ty may, nhưng ông không thể thăng tiến và các công ty đó cũng lần lượt phá sản. Năm 35 tuổi, ông vẫn chưa có dấu ấn trong sự nghiệp và cảm thấy thất vọng.

Năm 1991, Sadasue cùng vợ đến thành phố Kamakura và thuê một tiệm nhỏ có diện tích 16m2. Do hoàn cảnh khó khăn, vốn khởi điểm chỉ có 7.000 USD, không đủ tiền thuê nhân công nên ông và vợ phải may tối thiểu 3 bộ quần áo để bán để có tiền sinh hoạt.

Do tốc độ bán hàng quá chậm, Sadasue tự hỏi: “Khách hàng cần nhất loại y phục như thế nào?”. Đáp án là áo sơ mi. Theo nhiều thống kê, đàn ông Nhật Bản thường may áo sơ mi hơn mua áo may sẵn. Những chiếc áo sơ mi giá khoảng 80 USD là mặt hàng họ ưa chuộng nhất.

Xác định đúng sản phẩm mà thị trường cần, nhưng Sadasue vẫn chưa thấy “ánh sáng cuối đường hầm” vì cửa hàng nằm nơi hẻo lánh, gần như vô danh. Vì thế, dù những áo sơ mi ông may có chất lượng tốt, số người đặt hàng vẫn rất thấp.

Để quảng bá thương hiệu, vợ ông viết bài để đăng trên nhiều tạp chí. Cách đó phát huy tác dụng. Thương hiệu áo sơ mi Kamakura Shirts lan tỏa dần và lượng khách hàng tăng đều.

Vì muốn giảm giá thành của áo, Sadasue không chú trọng quảng cáo. Ông luôn coi lợi ích khách hàng là ưu tiên hàng đầu và đánh giá sản phẩm theo góc nhìn của người tiêu dùng. Công ty sản xuất áo sơ mi Kamakura Shirts theo quy trình khép kín, không gia công ở nước ngoài mà sản xuất tại Nhật Bản. Thợ may sản xuất áo nên số lượng sản phẩm không lớn và mọi lô hàng đều được tiêu thụ nhanh.

Kỹ sư điện mạt vận khi làm thuê buộc phải khởi nghiệp ở tuổi 53 2

Sadasue không ép giá nhà cung cấp nguyên liệu vì không muốn họ chịu thiệt thòi. Ông cho rằng, chỉ khi nhà cung cấp có nguồn tài chính dồi dào, họ mới có thể bán cho ông chất liệu tốt nhất. Khi có chất liệu tốt và may cẩn thân, người tiêu dùng mới có cơ hội trải nghiệm sản phẩm chất lượng cao.

20 năm qua, áo sơ mi thương hiệu Kamakura Shirts lần lượt xuất hiện tại 20 cửa hàng tại trung tâm thủ đô Tokyo. Công ty bán hàng trăm áo mỗi phút. Doanh thu hàng năm đạt hàng triệu USD. Hiện tại công ty đã có chi nhánh ở Mỹ và Đài Loan để phân phối sản phẩm.

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button