Thương mại điện tửKinh doanh

M-Commerce là gì? (Mobile Electronic Commerce – thương mại di động)

M-Commerce là thương mại điện tử trên các thiết bị di động, về cơ bản là các giao dịch điện tử được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị đầu cuối di động thông qua mạng không dây.

M-Commerce là gì? (Mobile Electronic Commerce - thương mại di động) 1

Với tỷ lệ thâm nhập của điện thoại di động ở Việt Nam trên 80% và số lượng người sở hữu tài khoản ngân hàng dưới 15% dân số, có thể nhận định thị trường Việt Nam là rất có tiềm năng về m-commerce trong tương lai khi những rào cản về chính sách, cơ sở hạ tầng được phá bỏ đồng thời với một chiến lược kinh doanh rõ ràng và quyết liệt.

Thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử (EC hay eCommerce: Electronic Commerce) là từ dùng để mô tả quá trình mua, bán và trao hàng hóa, dịch vụ và thông tin thông qua mạng máy tính bao gồm cả mạng Internet.

M-Commerce là gì? (Mobile Electronic Commerce - thương mại di động) 2

Thương mại được gọi là thương mại điện tử hay không là tuỳ thuộc vào mức độ số hoá của mặt hàng được bán, của tiến trình, và của các đại lý phân phối. Nếu có tối thiểu 1 yếu tố số hoá, chúng ta sẽ xem đó là EC, nhưng ko phải là thuần EC. Vì vậy nguời ta chia các giao dịch thương mại điện tử thành 2 nhóm:

  • Giao dịch buôn bán hàng hoá vật chất và dịch vụ thông thường (EC ko toàn phần)
  • Giao dịch trao đổi trực tuyến thông tin, hàng hoá dịch vụ số hoá như phần mềm, chương trình video theo yêu cầu…(EC toàn phần)

Trong nhóm đầu, các phương tiện điện tử được sử dụng như một công cụ cho các giao dịch chào hàng, chấp nhận chào hàng, thậm chí cả thanh toán, nhưng việc giao hàng hoá và dịch vụ tới khách hàng vẫn phải thông qua những phương thức truyền thống. Trong nhóm thứ hai, bất kì công đoạn nào của hoạt động thương mại đều có thể thực hiện qua các phương tiện điện tử.

Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử (phương tiện điện tử) bao gồm: điện thoại, fax, truyền hình, điện thoại không dây, các mạng máy tính có kết nối với nhau,… và mạng Internet.

1. Phân loại thương mại điện tử:

Người tiêu dùng

  • C2C (Consumer-To-Consumer) Người tiêu dùng với Người tiêu dùng.
  • C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với Doanh nghiệp.
  • C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với Chính phủ.

Doanh nghiệp

  • B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với Người tiêu dùng.
  • B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với Doanh nghiệp.
  • B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với Chính phủ.
  • B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với Nhân viên.

Chính phủ

  • G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với Người tiêu dùng.
  • G2B (Government-To-Business) Chính phủ với Doanh nghiệp.
  • G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với Người tiêu dùng.

2. Các phương thức thanh toán trực tuyến:

  • Thẻ thanh toán
  • Thẻ thông minh
  • Ví điện tử
  • Tiền điện tử
  • Thanh toán qua điện thoại di động.
  • Thanh toán điện tử tại các kiốt bán hàng.
  • Séc điện tử.
  • Thẻ mua hàng.
  • Thư tín dụng điện tử.
  • Chuyển tiền điện tử (EFT)

Vậy M-Commerce là gì?

M-Commerce là viết tắt của cụm từ Mobile Electronic Commerce, dịch tiếng việt: thương mại di động

M-Commerce là thương mại điện tử trên các thiết bị di động, về cơ bản là các giao dịch điện tử được thực hiện bằng cách sử dụng một thiết bị đầu cuối di động thông qua mạng không dây.

Thiết bị đầu cuối di động bao gồm tất cả các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, PDA, máy tính bảng… cũng như các thiết bị khác có khả năng truy cập vào các mạng không dây thực hiện các giao dịch.

Có thể nhận định M-Commerce là thương mại điện tử thông qua mạng điện thoại di động. Về nguyên tắc chung, M-commerce không khác e-commerce mà chiếc máy điện thoại di động được coi là cửa vào. Trên thực tế, sự gắn kết giữa người sử dụng với chiếc máy điện thoại di động đã mang lại hàng loạt các ứng dụng mới với khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân và truy cập linh động hơn.

Lợi thế quan trọng của chiếc ÐTDÐ là nó luôn gắn liền với người sử dụng như một chìa khoá cho việc thao tác trên tài khoản cá nhân. Chính vì thế, nếu một kẻ nào đó muốn sử dụng trái phép tài khoản của người khác thì không những phải ăn trộm được những thông tin bí mật về tài khoản mà còn phải có trong tay chính chiếc ÐTDÐ đó. Chính số SIM cá nhân cho phép có thể xác định được danh tính người sử dụng với xác suất chính xác và mức độ an toàn cao hơn nhiều so với tài khoản trên mạng Internet.

Thương mại di động (m-commerce) cho phép một phương thức trao đổi và mua bán thông tin mới, và nó đưa ra một lĩnh vực chưa được khai phá. Đối với khách hàng, nó mang đến sự thuận tiện; đối với các nhà kinh doanh nó là một tiềm năng kiếm tiền rất lớn; đối với nhà cung cấp dịch vụ xem nó là một thị trường lớn chưa được khai thác; đối với chính phủ xem nó là một kết nối hiệu quả cao đến các cử tri của họ. Nói ngắn gọn lại, thương mại di động (m-commerce) hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh hơn là thương mại điện tử truyền thống. Bởi vì các đặc tính riêng và sự ràng buộc của các thiết bị di động và mạng vô tuyến, thương mại di động (m-commerce) hoạt động trong một môi trường rất khác biệt so với thương mại điện tử trên Internet hữu tuyến.

Ðối với M-Commerce, chiếc điện thoại di động (ĐTDĐ) chính là phương tiện kết nối cho phép thuê bao thực hiện các hoạt động thương mại điện tử như: dịch vụ tài chính, mua hàng, thanh toán…
Sự gắn kết giữa người sử dụng với chiếc máy ÐTDÐ cá nhân đã mang lại hàng loạt ứng dụng mới với khả năng tiếp thị, khả năng đáp ứng nhu cầu cá nhân tốt hơn và khả năng truy nhập mọi lúc, mọi nơi.

M-Commerce là gì? (Mobile Electronic Commerce - thương mại di động) 3

Những đặc trưng của thương mại di động (m-commerce):

Bản chất của thương mại di động (m-commerce) là không nằm ngoài ý tưởng tiếp xúc với khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên mà không cần quan tâm đến việc họ đang ở đâu. Thương mại di động (m-commerce) là sự cung cấp đúng thông tin đến đúng chỗ và vào đúng thời điểm. Nó mang đến cho người dùng khả năng truy xuất Internet bất kể ở đâu và bất kỳ lúc nào, mang đến khả năng định vị người dùng sử dụng thiết bị di động cá nhân, tính năng truy xuất thông tin vào lúc cần thiết, và khả năng cập nhật thông tin/dữ liệu dựa theo yêu cầu. Thương mại di động (m-commerce) có các đặc trưng mà thương mại điện tử thông thường không có, ta xét một số đặc trưng sau đây:

–  Tính rộng khắp (Ubiquity): Tính rộng khắp là ưu điểm chính của thương mại di động (m-commerce). Người dùng có thể lấy bất kỳ thông tin nào họ thích, bất kỳ khi nào họ muốn không cần quan tâm đến vị trí của họ, thông qua các thiết bị di động kết nối Internet. Trong các ứng dụng thương mại di động (m-commerce), người dùng vẫn có thể hoạt động bình thường, chẳng hạn như gặp gỡ mọi người hay đi lại, trong khi thực hiện giao dịch hay nhận thông tin. Với khả năng này, thương mại di động (m-commerce) làm cho dịch vụ hay ứng dụng có thể đáp ứng bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào khi nảy sinh nhu cầu.

–   Khả năng tiếp cận (Reachability): Thông qua thiết bị di động, các nhà kinh doanh có thể tiếp xúc với khách hàng bất kỳ lúc nào. Mặt khác, với một thiết bị di động, người dùng có thể giao tiếp với người khác bất kỳ đâu và bất kỳ lúc nào. Hơn nữa, người dùng có thể giới hạn khả năng tiếp xúc của họ với một số người cá biệt và tại các thời gian cá biệt.

–   Sự định vị (Localization): Khả năng biết được vị trí vật lý của người dùng tại một thời điểm cụ thể cũng làm tăng giá trị của thương mại di động (m-commerce). Với thông tin về định vị, ta có thể cung cấp các ứng dụng dựa trên vị trí. Ví dụ, khi biết được vị trí của người dùng, dịch vụ di động sẽ nhanh chóng thông báo cho họ biết khi nào bạn bè hay đồng nghiệp của họ sẽ ở gần. Nó cũng sẽ giúp người dùng định vị một nhà hàng hay một máy rút tiền tự động gần nhất.

–  Tính cá nhân hóa (Personalization): Một số lượng thông tin, dịch vụ và ứng dụng khổng lồ tồn tại trên Internet, và tính thích đáng (relevant) của thông tin người dùng nhận được là rất quan trọng. Bởi vì người sử dụng thiết bị di động thường yêu cầu các tập ứng dụng và dịch vụ khác nhau, các ứng dụng thương mại di động (m-commerce) có thể được cá nhân hóa để biểu diễn thông tin hay cung cấp dịch vụ một cách thích đáng đến người dùng chuyên biệt.

– Tính phát tán (Dissemination): Một số hạ tầng vô tuyến hỗ trợ việc cung cấp dữ liệu đồng thời đến tất cả người dùng di động trong một vùng địa lý xác định. Tính năng này cung cấp một phương tiện hiệu quả để phổ biến thông tin đến một số lượng lớn người tiêu dùng.

– Tính tiện lợi (Convenience): Nó rất thuận lợi cho người sử dụng để hoạt động trong môi trường máy tính không dây. Các thiết bị máy tính di động đang gia tăng về chức năng và tiện lợi trong sử dụng khi mà vẫn tồn tại các kích cỡ tương tự hoặc đang trở nên nhỏ hơn. Không giống như các máy tính truyền thống, các thiết bị di động có thể mang đi dễ dàng, có thể được cài đặt trong một trạng thái muôn màu muôn vẻ của các kiểu mẫu màn hình khác nhau, và phần lớn các kết nối ngay lập tức. Các thiết bị di động cho phép người sử dụng kết nối dễ dàng và nhanh chóng tới Internet, Intranet, các thiết bị di động khác, và các cơ sở dữ liệu trực tuyến. Như vậy, các thiết bị không dây mới có thể đạt được phần lớn sự tiện lợi, thích đưa ra biện pháp hơn là truy nhập vào nhiều khuôn mẫu của thông tin.

– Tính tương giao (Interactivity): Trong sự so sánh với môi trường máy tính để bàn, các giao dịch, các giao tiếp,các điều khoản dịch vụ là những tương tác trực tiếp và ở mức độ cao trong môi trường các máy tính di động. Các công việc kinh doanh trong lĩnh vực hỗ trợ khách hàng và cung ứng các dịch vụ yêu cầu một mức độ cao của tính tương giao với khách hàng có thể để tìm ra một thành phần gia tăng giá trị cao trong các thiết bị di động.

m-commerce 3

 

Vậy M-Commcerce với E-Commerce thương mại điện tử truyền thống có gì khác nhau:

Một số điểm khác nhau về công nghệ giữa e-commerce và m-commerce

E-Commerce

M-Commerce

Thiết bị

PC

Smartphones, máy nhắn tin, PDAs

Hệ điều hành

Windows, Unix, Linux

Symbian (EPOC), iOS, Android, BlackBerry

Chuẩn hiển thị

HTML

HTML, WML, HDML, i-Mode

Trình duyệt

Microsoft Explorer, Chrome, Firefox…

Opera Mini, Opera Mobile, Firefox,…

Công nghệ mạng

TCP/IP và Fixed Wireline Internet, 3G, 4G

GSM, GSM/GPRS, TDMA, CDMA, WCDMA, các hệ thống nhắn tin, 3G, 4G

Ta có thể có cái nhìn tổng quan về mối quan hệ giữa e-commerce và m-commerce trong hình vẽ sau:

m-commerce 2

Tương quan giữa e-commerce và m-commerce

  • Kinh doanh điện tử (Electronic Business) và kinh doanh dịch vụ di động (Mobile Business) cung cấp nhiều dịch vụ tương đối giống nhau trên cả lĩnh vực thương mại và phi thương mại. Ví dụ mua bán hàng hoá và dịch vụ … Đồng thời đây cũng là hai lĩnh vực có những đặc điểm riêng, và phù hợp với những đặc điểm dịch vụ đặc thù. Ví dụ: điều phối các hoạt động nghiên cứu và phát triển.
  • E-commerce là một tập hợp con của Electronic Business.M-Commerce là một tập hợp con của các hoạt động kinh doanh các dịch vụ di động.
  • Thương mại điện tử và Thương mại di động (m-commerce) cung cấp nhiều dịch vụ tương tự nhau ví dụ: đặt một vé vào cổng cho một trận đấu bóng đá.
  • Thương mại điện tử cung cấp nhiều dịch vụ đặc thù, không khả thi với m-commerce, ví dụ: bán hàng chất lượng cao, các sản phẩm đặc thù với những giới thiệu, hiểu biết chuyên sâu không khả thi trên các thiết bị di động.
  • M-commcerce cũng vậy, có những dịch vụ đặc trưng không khả thi với thương mại điện tử, ví dụ các dịch vụ dựa trên địa điểm: tìm kiếm ATM gần nhất đặc trưng cho một vị trí khách hàng.

Mốt số ví dụ về triển khai kinh doanh m-commerce ở một số doanh nghiệp trên thế giới:

  • Trong báo cáo của IAB, năm 2011, website của 150 nhà bán lẻ hàng đầu thế giới có 16,5 tỉ lượt truy cập, trong đó điện thoại thông minh chiếm 6% và máy tính bảng chiếm 4%. Và người dùng máy tính bảng chi tiêu nhiều hơn 20% so với mức chi tiêu trung bình của các khách hàng truy cập vào máy tính xách tay, với doanh thu trung bình đạt 123 USD/người so với 102 USD của khách hàng truyền thống. Số lượt mua hàng trên tổng lượt truy cập của máy tính bảng đạt 2,3% so với 2,5% của kênh truy cập truyền thống.
  • Chuỗi siêu thị Tesco (Anh) đã giới thiệu hình thức mua hàng thông qua điện thoại và máy tính bảng. Họ cho khách hàng quét mã QR Codes và thanh toán trực tuyến tại các trạm tàu điện ngầm. Chỉ sau 6 tháng thực hiện, lượng khách mua hàng trực tuyến tại Tesco tăng đến 76%, doanh thu tăng 130%.
  • Ở quy mô nhỏ hơn, Domino Pizza tại Mỹ cũng đạt được nhiều trái ngọt nhờ M-Commerce. Năm 2011, hãng công bố 13% doanh số đặt hàng trực tuyến đến từ các thiết bị cầm tay. Hãng đã ra mắt ứng dụng cho iPad cũng như trên các nền tảng khác như Android hay Window Mobile, đẩy doanh số từ thiết bị cầm tay đạt 1 triệu USD mỗi tuần.

m-commerce 4

Vậy bạn và doanh nghiệp của bạn đang ở đâu trên con đường ứng dụng M-Commerce vào hoạt động kinh doanh?

Nguyễn Linh | Theo DVMS

Xem thêm: Đã đến kỷ nguyên thanh toán di động trên mobile?

DMCA.com Protection Status
Back to top button