Tin khởi nghiệp

Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam

Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam hiện đang có những thuận lợi và khó khăn nào? Liệu có nên khởi nghiệp ở môi trường trong nước? Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này. Nếu đang quan tâm hay có ý định khởi nghiệp thì bài viết này chính là dành cho bạn.

1. Tình hình môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam

Khởi nghiệp là cụm từ không còn là xa lạ tại ở nước ta, từ các phương tiện truyền thông, báo đài trên mạng đến các chính sách kinh tế hiện hành. Thời gian những năm trở lại đây, ngày càng có nhiều chính sách được đặt ra để thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nước. Các chương trình toạ đàm về chủ đề này, hội thảo, workshop ngày càng được tổ chức với tần suất dày đặt.

Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam
Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam

Bên cạnh đó Nhà nước cũng đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ, luật và chương trình khuyến khích khởi nghiệp. Sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới chính là dấu hiệu cho thấy một nền kinh tế khả quan, thị trường đầu tư hấp dẫn. Tuy được hỗ trợ và kèm theo nhiều chương trình khuyến khích nhưng những startup ngày nay phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Ngoài sức ép từ khó khăn lúc mới khởi nghiệp những doanh nghiệp này còn phải chịu sự cạnh tranh lớn so với những doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài. Nhưng trong bối cạnh này, thật sự không thể phủ nhận startup chính là điều được nhiều người quan tâm. Với sự phát triển mạnh mẽ của hội nhập, startup hứa hẹn sẽ là động lực cho sự tăng trưởng trong tương lai.

Dự đoán các doanh nghiệp startup sẽ có nhiều đóng góp tích cực vào việc phát triển nền kinh tế mới trong vài năm tiếp theo. Từ đây tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho nhiều người và đáp ứng những nhu cầu xã hội. Với vai trò và tâm quan trọng như đã nói trên, startup tại Việt Nam hay những nước đang phát triển khác đều được Nhà nước chú trọng và quan tâm. Tất cả nhằm để tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho những doanh nghiệp mới mở này.

2. Những thuận lợi trong môi trường khởi nghiệp nước ta

Theo số liệu thống kê của Tổng cụ Thống kê Việt Nam hiện nay, nước ta đang có khoảng hơn 760.000 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc nhiều lính vực khác nhau, khoảng 7 triệu hộ kinh doanh vừa, nhỏ, lẻ. Trong số thống kê này có hơn 97% các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, có thể thấy đây là thị phần rất lớn. Đến năm 2020, số doanh nghiệp của nước ta đã cán mốc 1 triệu. Điều này đã đạt so với mục tiêu đã đề ra trước đó.

Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam
Môi trường khởi nghiệp trong nước hấp dẫn bởi có nhiều điều kiện thuận lợi

Sự gia tăng nhanh chóng các các doanh nghiệp thành lập cho thấy môi trường khởi nghiệp ở nước ta đang có điều kiện rất thuận lợi. Đồng thời với tinh thần  “quốc gia khởi nghiệp” chính là động lực to lớn để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Chính phủ Việt Nam đứng trước làn sóng khởi nghiệp mạnh mẽ như hiện nay đã và đang nỗ lực thiết lập và hoàn thiện hệ thống Pháp luật và các chính sách có liên quan để hỗ trợ các startup. Cụ thể có một số đề án tiêu biểu sau:

  • Vào ngày 18/05/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg).
  • Ngày 7/2/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc và quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến 2025”(Quyết định 3362/QĐ-BKHCN).

Song hành với những chính sách ban hành và quá trình hoàn thiện từng ngày, hiện nay trong cộng đồng đã thành lập nên nhiều tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp như: Starthub.vn, Startup.vn, Twenty.vn,… Thêm vào đó, còn có sự đồng hành của một số doanh nghiệp tư nhân với vai trò ươm tạo khởi nghiệp như: 5 Desire, Topica Founder Institute, Hatch!Program,… Những chương trình này được khởi tạo tại các trường đại học trong nước.

3. Tại sao vẫn có doanh nghiệp thất bại?

Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam
Một số hạn chế xuất phát từ bên trong và bên ngoài cản trở doanh nghiệp trong quá trình khởi nghiệp

Nhận được rất nhiều sự giúp đỡ cũng như điều kiện thuận lợi, nhưng thực tế vẫn có không ít doanh nghiệp gặp phải thất bại. Dưới đây là một số điều còn hạn chế gây khó khăn cho các startup:

  • Cơ sở vật chất và điều kiện nghiên cứu phát triển còn bị giới hạn. Các dự án nghiên cứu của đa số các startup hiện nay đều nghiên về kỹ thuật hoặc công nghệ cao, nên rất khó để có đủ điều kiện chi trả cho các máy móc, thiết bị trong quá trình thực hiện,.
  • Việc điều hành cơ chế quản lý, quảng bá, xúc tiến bị hạn chế.
  • Các dự án hiện nay đều đòi hỏi kết hợp kiến thúc đa ngành do đó rất khó để đầu tư đầy đủ vào các mảng đều nhau. Trường hợp thường thấy nhất chính là thiếu kiến thức kinh doanh, kinh tế thị trường và các hoạt động quản lý, quảng bá.
  • Các giấy tờ mặt pháp lý thường có thủ tục phức tạp và thời gian xử lý lâu. Thủ tục phức tạp, trải qua nhiều bước như: đăng ký kinh doanh, đất đai, giấy phép kinh doanh, đăng ký bảo hộ các sản phẩm sở hữu trí tuệ,…
  • Về phía startup chưa năm rõ các giấy tờ, thủ tục cần tiến hành cũng trở thành điều gây cản trợ trong việc kinh doanh.

Môi trường khởi nghiệp ở Việt Nam có rất nhiều thuận lợi đối với doanh nghiệp, nhưng không ít những khó khăn phía sau. Nếu chọn khởi nghiệp, thì môi trường trong nước chính là một mảnh đất màu mỡ không nên ngần ngại thử qua.

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button