Nguồn gốc khởi nghiệp thất bại mà các startup trẻ mắc phải
Hãy cũng khởi nghiệp trẻ tìm hiểu nguồn gốc khởi nghiệp thất bại là gì và rút ra được bài học khi doanh nghiệp của bạn đang trong giai đoạn startup nhé!
- Khởi nghiệp thất bại: Cứ đau đi rồi đứng dậy và làm lại
- Những người thành công nhất thời đại cũng đã từng khởi nghiệp thất bại.
- Vì sao doanh nghiệp Việt khởi nghiệp thất bại đến 30% ngay trong quá trình ươm tạo
Bất cứ ai nghĩ rằng việc khởi nghiệp là để được nhìn nhận như một nhà khởi nghiệp thì ngay từ đầu đã không bao giờ là một nhà khởi nghiệp.
Bạn có một ý tưởng kinh doanh, cho dù nó thông minh, độc đáo và hấp dẫn đến thế nào thì vẫn chưa đủ. Khác biệt giữa thành công và thất bại ít quan hệ đến ý tưởng mà liên quan nhiều đến những con người mang ý tưởng đó vào cuộc sống.
Quá trình thực hiện là tất cả
Không ai có được một ý tưởng hoàn hảo ngay từ đầu. Sau hết thì thành công là kết quả của vô số khởi động, điều chỉnh, thói quen tốt và nỗ lực hợp tác.
Vậy thì tại sao nhiều người khởi nghiệp lại thất bại? Đó không hẳn là vì ý tưởng của họ tồi, dù đôi khi một ý tưởng có thể què quặt, “không có chân”.
Họ không biết lao động chăm chỉ thật sự là như thế nào
Gary Vaynerchuk, nhà khởi nghiệp hàng loạt, tác giả và diễn giả thành công người Mỹ đã nói trong nhiều cuộc phỏng vấn rằng anh thiếu niềm tin vào những người khởi nghiệp đến từ nền tảng gia đình “có điều kiện”, nhiều đặc quyền hoặc tốt nghiệp từ trường tư thục ưu tú và muốn “chơi trò khởi nghiệp kinh doanh”. Lớn lên trong một môi trường như thế, họ nhận được rất nhiều, nhưng cũng có thể bỏ lỡ rất nhiều – đó là cảm giác phải chiến đấu cho điều mà họ muốn trong cuộc đời.
Khởi nghiệp không giống với trường học. Nó không cho bạn những bài tập được định nghĩa rõ ràng và thước đo cụ thể cho thành công. Đó là những thứ mà bạn phải mang lại cho chính mình. Nhiều người khởi nghiệp thất bại vì lý do này và chỉ vì lý do này: họ không thể định nghĩa những thước đo thành công của họ. Không chỉ gặp khó khăn trong nỗ lực định nghĩa những thước đo này, họ cũng bị sốc vì “khối lượng” nỗ lực cần phải có để đạt được chúng.
Họ không biết cách để “nôn nóng một cách kiên nhẫn”
Cụm từ này thể hiện sự cân bằng giữa tham vọng và nhẫn nại, khát khao và hài lòng. Thường thì mọi người nghĩ chỉ có thể có cái này hoặc cái khác. Nhưng không hẳn là vậy. Điểm cân bằng là “nôn nóng một cách kiên nhẫn”. Bạn phải ý thức rằng cần có thời gian để đạt được những điều lớn lao và sẵn lòng bước đi trên con đường dài, đồng thời đủ nôn nóng, thôi thúc để không bao giờ chịu chấp nhận nguyên trạng. Bạn mong muốn ăn mừng chiến thắng và đẩy mình tiến về thắng lợi kế tiếp.
Họ theo đuổi những gì phổ biến, thay vì tập trung vào cái mà họ giỏi
Mở nhà hàng vì thích pizza nhưng lại không biết cách điều hành một nhà hàng sinh lãi? Và còn nhiều ví dụ khác nữa.
Là một doanh nhân khởi nghiệp, bạn không bao giờ nên hỏi “Mọi người muốn gì?”. Câu hỏi của bạn nên là “Điều gì mà tôi biết nhiều hơn bất cứ người nào khác và tôi đang bỏ lỡ thị trường nào mà mọi người sẽ cần nó?”.
Đừng chạy theo xu hướng. Thay vào đó, hãy đầu tư nhiều vào chính bạn và những gì mà bạn xuất sắc.
Nguồn gốc khởi nghiệp thất bại khi họ chỉ có một mình
Khởi nghiệp không phải là môn thể thao cá nhân. Những người phải vất vả chống đỡ nhất có vẻ là những người chần chừ chia sẻ với người khác nhất – dù là chia sẻ khối lượng công việc, hoặc cổ phần, hoặc thậm chí là mạng lưới quan hệ.
Không có gì to lớn mà chỉ một mình bạn có thể đảm đương hết. Ngay cả khi bạn đang sở hữu toàn phần những gì mà bạn đang xây dựng thì bạn vẫn cần người khác. Bạn cần ai đó để thiết kế, phát triển hoặc sản xuất nó. Và một khi xử sự với người khác như “hàng hóa” thay vì là đối tác giá trị thì cũng là lúc tự đưa mình đến thất bại thậm chí trước cả khi bắt đầu.
Không thể nhận ra điều mà họ không biết
Đây có thể là một nguyên nhân nguồn gốc khởi nghiệp thất bại.
Ngay cả khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, giây phút mà bạn nghĩ rằng mình có tất cả câu trả lời thì cũng là lúc bạn dừng lắng nghe. Và khi bạn dừng lắng nghe, bạn dừng học hỏi, nhận thức của bạn bị che mờ và bạn bắt đầu ra quyết định dựa trên những giả định.
Hãy luôn dè chừng những gì mà bạn không biết. Và khi bạn tìm ra điều gì đó, đừng tự đặt mình ở tư thế “kẻ bề trên”. Hãy ngồi xuống. Hãy khiêm tốn. Bạn sẽ phát triển và học nhanh hơn với cách đó.
Họ không ở trong “làn đường của họ”
Một nhà sáng lập không có kinh nghiệm về sáng tạo lại thích ý kiến về chuyện này.
Ở trong làn đường của bạn cũng chính là một kỹ năng. Điều đó có nghĩa là sẵn sàng bước sang một bên và để người khác có kiến thức và kinh nghiệm hơn lái xe, như thế bạn có thể duy trì tốt trách nhiệm chính của bạn.
Ngay khi một nhà khởi nghiệp cố đội lên đầu mọi chiếc mũ, họ bắt đầu bước xuống một lối đi nguy hiểm.
Họ không thể đảm đương trách nhiệm
Sự thật thì nhiều người muốn danh xưng “giám đốc điều hành” hay “nhà sáng lập” và thích ý tưởng trở thành “nhà khởi nghiệp” suy nghĩ cấp tiến hơn là họ thực sự muốn làm một người như thế bằng xương bằng thịt.
Thành thật mà nói, là một nhà khởi nghiệp thì việc phải gánh trách nhiệm phục vụ người khác chiếm phần lớn so với việc được nhìn nhận vai trò này. Nếu bạn có nhân viên làm việc cho bạn, họ đang trông cậy bạn sẽ chăm lo cho họ. Bạn là người trả lương hằng tháng. Bạn là người phải bảo đảm rằng mọi người hạnh phúc, hay thậm chí là thỏa mãn. Bạn là người phải thức dậy mỗi sáng và định hướng con tàu dù cho bạn đang cảm thấy thế nào đi nữa.
Bất cứ ai nghĩ rằng việc khởi nghiệp là để được nhìn nhận như một nhà khởi nghiệp thì ngay từ đầu đã không bao giờ là một nhà khởi nghiệp.
Nguồn khoinghiep.org