Tin khởi nghiệpKhởi Nghiệp | StartupTiêu điểmTin mới

‘Nhiều startup Việt Nam chỉ sao chép mô hình từ nước ngoài’

“Một số startup còn mang tính sao chép nhiều hơn là tính sáng tạo mới. Họ đem các mô hình kinh doanh đã được chứng nhận là thành công tại quốc gia khác về Việt Nam thay đổi và chỉnh sửa cho phù hợp”, ông Nguyễn Duy Hiếu – Giám đốc Qũy Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam nhận định.  

Ngày 24/4, Diễn đàn Khởi nghiệp 2018 với chủ đề “Phát triển thị trường đầu tư khởi nghiệp: Giải pháp từ thực tiễn” đã diễn ra. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đồng tổ chức sự kiện.

Diễn đàn năm nay tập trung thảo luận về những thuận lợi, khó khăn của thị trường khởi nghiệp, kêu gọi các nhà đầu tư đồng hành với doanh nghiệp khởi nghiệp. Đồng thời, thông qua diễn đàn, những đề xuất, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp khởi nghiệp cũng sẽ được chuyển tới các bộ, ban ngành.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia, năng lượng khởi nghiệp của Việt Nam rất lớn, nhưng thiếu hệ sinh thái, nguồn vốn là “bầu sữa” nuôi dưỡng, giúp các ý tưởng khởi nghiệp hiện thực hóa, đưa ra mô hình kinh doanh đúng vào thực tế.

“Vốn đầu tư cho khởi nghiệp không chỉ là tài chính mà là vốn xã hội như chính mạng lưới kết nối. Doanh nghiệp đi trước không chỉ cung ứng nguồn vốn tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp mà còn là nguồn vốn xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp mạng lưới phát triển của họ. Đặt các nhà khởi nghiệp lên vai là nhiệm vụ của các doanh nhân đi trước”, ông Lộc nói.

'Nhiều startup Việt Nam chỉ sao chép mô hình từ nước ngoài' 1

Thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, nước ta có hơn 90 triệu dân nhưng mới chỉ khoảng 3.000 startup đang hoạt động.

Tại phiên thảo luận, ông Hoàng Xuân Hòa, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Tổng hợp – Ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh: “Hiện các startup chỉ tập trung ở một số ngành nghề, chưa hướng tới các sản phẩm sáng tạo mang tính đột phát. Đây là một khó khăn để phát triển startup Việt Nam mang tính bền vững”.

Đồng tình với ý kiến startup trong nước chưa có ý tưởng đột phá, ông Nguyễn Duy Hiếu – Giám đốc Qũy Khởi nghiệp Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam – cho biết, nước ta ít startup đúng nghĩa, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu tính công nghệ, khả năng đột phá.

“Một số startup còn sao chép nhiều hơn là tính sáng tạo mới. Họ đem các mô hình kinh doanh đã được chứng nhận là thành công tại quốc gia khác về Việt Nam thay đổi và chỉnh sửa cho phù hợp. Mặc dù việc này có thể đem lại một số hiệu quả ban đầu, nhsng đó thật sự là hành động sao chép chứ không phải đổi mới sáng tạo”, ông Hiếu nhận định.

Ông Hiếu cho rằng, khởi nghiệp nước ra đang ở giai đoạn đầu, cần có những chương trình thúc đẩy sáng tạo trong tư duy con người. Việc sao chép có thể đạt kết quả nhưng doanh nghiệp trong nước sẽ không thể cạnh tranh khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong bối cảnh hội nhập.]

'Nhiều startup Việt Nam chỉ sao chép mô hình từ nước ngoài' 2

Bên cạnh chất lượng startup, câu chuyện về bệ đỡ cho môi trường khởi nghiệp cũng được đưa ra trong phiên thảo luận.

Theo luật sư Nguyễn Văn Lộc – Chủ tịch LP Group – mô trường pháp lý cho doanh nghiệp khởi nghiệp còn chưa rõ ràng, tồn tại nhiều rào cản đối với nhà đầu tư muốn đầu tư vào hoạt động khởi nghiệp. Ông Lộc đề xuất, các quy định, thông tư liên tịch sắp tới cần khuyến khích các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, ngân hàng đầu tư mạnh mẽ vào startup thay vì có những quy định mơ hồ.

Tại Diễn đàn Khởi nghiệp 2018, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã tổ chức lễ ký kết hợp tác về giải pháp hiện thực hóa Chương trình đầu tư Khởi nghiệp giai đoạn 2018 – 2020 với Viện nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp và các doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các bạn trẻ khởi nghiệp kinh doanh.

Bùi Mến

Theo Kinh tế & Tiêu dùng

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button