Kiến thức khởi nghiệpKhởi Nghiệp | Startup

Những bài học startup từ “Thung lũng Silicon” của HBO

Các nhà sáng lập khởi nghiệp có thể rút ra nhiều bài học vô giá từ chính sai lầm và thất bại của bản thân. Tuy nhiên, cũng có những bài học họ học hỏi được từ chương trình truyền hình châm biếm sâu sắc mang tính quốc tế với tên gọi Thung lũng Silicon (Silicon Valley) của hãng HBO.

Series chương trình này, với nhân vật chính là một kỹ sư công nghệ phần mềm tài ba mang tên Richard Hendricks do ngôi sao truyền hình Thomas Middledich thủ vai, được truyền cảm hứng bởi văn hóa công nghệ đời sống thực, do nhà sáng tạo kiêm giám đốc sản xuất Mike Judge thực hiện. Mike Judge từng là một kỹ sư sống và làm việc ở Thung lũng Silicon ngoài đời thực ở Nam California.

Để duy trì tính xác thực của chương trình, các nhà sản xuất và nhà văn của Thung lũng Silicon đã thực hiện những chuyến nghiên cứu thực địa tới trung tâm công nghệ toàn cầu này để có được những quan sát sâu hơn về sự tương tác trong đời thực của giới khởi nghiệp.

Những bài học startup từ "Thung lũng Silicon" của HBO 1

Và đây là 4 bài học hữu ích mà các nhà sáng lập công ty khởi nghiệp có thể học được từ chương trình này:

1. Không vội bán ngay công ty

Trong Thung lũng Silicon, Hendricks được đưa cho 4 triệu USD để bán công ty Pied Piper của anh. Lúc này, Hendricks bị ép theo một chiến lược thoái vốn nhanh chóng nhưng cuối cùng anh đã thực hiện theo một hướng đầu tư khác để giữ vững quyền kiếm soát công ty của mình và hướng tới một mục tiêu lớn hơn.

Bài học: Hãy tìm hiểu thật kỹ chiến lược thoái vốn của bạn từ đầu chí cuối và đề ra mục tiêu. Có phải bạn xây dựng công ty khởi nghiệp để giúp mọi người và thay đổi thế giới? Hoặc có phải bạn chỉ muốn kiếm tiền? Đừng vội bán ngay công ty khi có được mục tiêu lớn quan trọng của bạn.

2. Lãnh đạo mới có thể không dễ dàng tiếp quản

Các nhà sáng lập khởi nghiệp có thể rất tài ba, hầu hết đều là những ngôi sao sáng. Nhưng khi một công ty công nghệ cao phát triển, nó cần phải có một sự điều hành, lãnh đạo với kinh nghiệm nhiều hơn để đưa công ty tiến tới cấp độ tiếp theo. Trong Thung lũng Silicon, Hendricks bị thay thế bởi một “cựu chiến binh” dày dạn kinh nghiệm với lời đề nghị rằng “trong vai trò lãnh đạo, việc sa thải một CEO trẻ và bổ nhiệm một người nhiều kinh nghiệm hơn thực sự hiệu quả hơn”.

Bài học: Một công ty thành công nhanh chóng và mở rộng quy mô hoạt động có nghĩa rằng công ty sẽ tìm kiếm những nhân tài bên ngoài có thể hữu ích cho những nhu cầu tăng trưởng của công ty. Nhưng phải thừa nhận rằng, trong một thị trường có tính cạnh tranh, các công ty khác cũng chú trọng tới những nhà lãnh đạo với các kỹ năng tương tự và bất cứ sự thay đổi nào trong hoạt động lãnh đạo của công ty bạn cũng có thể dẫn tới những đấu tranh quyền lực và mâu thuẫn.

Cho nên, nếu công ty khởi nghiệp của bạn cần một nhà lãnh đạo mới, bạn cũng cần duy trì một mục đích chia sẻ.

3. Thỏa thuận miệng không bao giờ là hợp đồng chính thức

Một thỏa thuận miêng không thể là một hợp đồng. Trong mùa thứ tư của Thung lũng Silicon, Hendricks chuyển giao quyền kiểm soát Piper Chat cho một nhà lập trình tài năng. Họ có một thỏa thuận miệng về việc truy cập vào cơ sở dữ liệu của công ty nhưng nhà lập trình đã nói với Hendricks và tất cả cựu nhân viên rằng, “Chúng ta đã có một sự thỏa thuận, không phải là một bản hợp đồng”.

Bài học: Bạn không thể phụ thuộc vào các thỏa thuận miệng. Một khi bạn có khoảnh khắc phát hiện ra điều gì với ý tưởng đổi mới của mình, hãy chuyển nó thành tài liệu và lưu trữ lại.

Nếu bạn có các đối tác, tất cả những nhà đồng sáng lập cũng nên ký vào một bản đồng ý toàn diện nhằm xác định mối quan hệ giữa các nhà sáng lập với nhau và bao gồm cả vấn đề về giải pháp mâu thuẫn để tránh xung đột về sau.

4. Biết cách tìm được một nhà lập trình giỏi thực sự

Hãy xác định được những người thay đổi được trò chơi trong công ty của bạn, thử thách họ bằng những ý tưởng mới và thưởng cho họ. Nhưng đôi khi vẫn có một số người giống như nhà thiết kế phần mềm trong Thung lũng Silicon được gọi là Big Head. Anh chàng này dường như trượt trong tất cả mọi việc nhưng không hiểu vì sao vẫn xoay xở vượt qua được. Cuối cùng, mọi người nhận thấy anh ta thực sự hết sức vô dụng và công ty đã sa thải anh ta.

Bài học: Người ta nói rằng điều thường phá hủy các công ty khởi nghiệp có tiềm năng phát triển chính là những nhà lập trình tồi. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo doanh nghiệp không thể trở thành thẩm phán giỏi trong lĩnh vực nhân tài và thường tuyển những người có vẻ như là một lập trình viên giỏi thông qua hồ sơ xin việc mà thực sự đó chỉ là những kẻ bất tài.

Vì vậy, điều quan trọng chính là đừng đãi ngộ những nhân viên làm việc có kết quả không hiệu quả hoặc có thái độ lúng túng trong quá trình giải quyết công việc.

MINH HÀ/Thời báo Kinh Doanh (tựa bài do DNSG Online đặt lại)
5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button