Doanh nghiệpKhởi Nghiệp | StartupKinh doanhTin khởi nghiệpTin mới

Phân tích những tác động của Covid-19 lên giới khởi nghiệp và công nghệ: Những số liệu ban đầu được cập nhật

Trong báo cáo ra mắt cuối tháng 3.2020 về các tác động ban đầu của Covid-19 lên giới khởi nghiệp và công nghệ toàn cầu, Dealroom.Co nhận định Amazon và Netflix là hai doanh nghiệp khổng lồ đang có kết quả kinh doanh vượt trội cao hơn hẳn so với thị trường.

Phân tích những tác động của Covid-19 lên giới khởi nghiệp và công nghệ: Những số liệu ban đầu được cập nhật 1

Apple, Google, Facebook cũng đạt kết quả kinh doanh tốt hơn, nhưng vẫn không thể sánh bằng Amazon và Netflix. Ngoài ra, các dịch vụ như đàm thoại trực tuyến, giao thực phẩm và y tế cũng vượt trội trên thị trường.

Trong báo cáo ra mắt hôm 24.3 dựa trên nghiên cứu của Dealroom.co và Google Finance ngày 21.3, thị giá của phần mềm dịch vụ Zoom đã tăng 77%, lên 36 tỉ USD tính từ 31.1. Trong khi giá trị Teladoc (công ty chăm sóc sức khỏe và điều trị ảo đa quốc gia) tăng 37% lên 10 tỉ USD.

Nhà bán lẻ tạp hóa Ocado tăng 4% lên 10 tỉ USD. Dịch vụ game Zynga tăng 2% lên 6 tỉ USD. Trong khi dịch vụ giao nhận thực phẩm Delivery Hero cũng tăng 6%, lên 14 tỉ USD.

Trong khi đó, dịch bệnh đã tác động tiêu cực rất lớn tới các doanh nghiệp trong các ngành du lịch, quảng cáo, bán lẻ và vận chuyển.

Tại châu Á, nơi xuất phát vi-rút corona chủng mới, hầu hết các công ty lớn nhất đều kinh doanh tốt hơn bình quân thị trường. Cụ thể, Tencent – doanh nghiệp Internet đa ngành khổng lồ có giá trị 430 tỉ USD (tăng 4%); nền tảng thương mại điện tử Alibaba tăng 15%, lên 486 tỉ USD; một nền tảng thương mại điện tử khác là Rakuten tăng 17%, lên 39 tỉ USD.

Cùng thời gian, các dịch vụ liên quan tới y tế, streaming, game, thương mại điện tử, giao nhận thực phẩm và hầu hết các loại hình phần mềm như một dịch vụ (SaaS) đều kinh doanh tốt hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

Các công ty Internet và công nghệ có giá trị nhất tại châu Âu đã mất tổng cộng 383 tỉ euro giá trị, giảm 33% từ 1.100 tỉ euro xuống còn 800 tỉ euro.

Trong phân tích của báo cáo về ảnh hưởng mang tính chu kỳ và cấu trúc dựa theo khung tâm lý, các ngành (lĩnh vực) có những yếu tố giúp phát triển tích cực theo chu kỳ trong dịch bệnh gồm công nghệ tài chính (fintech), giáo dục trực tuyến, công nghệ sinh học, tạp hóa trực tuyến, giao nhận thực phẩm, đồ ăn theo bữa, phần mềm hợp tác, khám chữa bệnh từ xa, thương mại điện tử, truyền tải video/âm nhạc, game và công nghệ làm sạch.

Những mảng trên vốn đã đang tăng trưởng tốt trước dịch bệnh và khủng hoảng đã góp phần đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nữa.

Bên cạnh đó, về lâu dài, các mảng như kinh tế đam mê (passion economy, người tham gia có thể có thu nhập dựa trên đam mê của mình với một ngách thị trường rất nhỏ), các ngành nghề cộng tác viên tự do có thể có lợi từ quyết định giãn cách xã hội ở quy mô chưa từng có hiện nay.

Trong khi đó, các mảng như kinh tế chia sẻ, dùng chung xe, lao động tự do, dịch vụ gọi xe đang bị đặt trước dấu hỏi là liệu có phục hồi hoàn toàn không hay chỉ một phần do tác động của dịch bệnh và các quyết định hành chính của các quốc gia nhằm đối phó với dịch bệnh.

Các khảo sát ban đầu với các công ty khởi nghiệp cho thấy vấn đề lớn nhất ngay lập tức hiện nay là nguồn tiền để duy trì hoạt động. Trong khi đó, hơn 2/3 công ty khởi nghiệp không có vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm, đồng nghĩa với rủi ro ngừng hoạt động của các công ty này là rất cao.

Tại thị trường Bắc Âu, 38% doanh nghiệp khởi nghiệp có kế hoạch giảm nhân sự (theo khảo sát của thehub.io). Tại Hà Lan, hơn ½ công ty khởi nghiệp dự kiến sẽ hết tiền trong ba tháng tới – tức là có thể cầm cự tới tháng 6.2020, theo khảo sát của techleap.nl.

Dù vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ vẫn còn khả quan hơn hầu hết các doanh nghiệp nhỏ. Theo JP Morgan, hơn 2/3 doanh nghiệp nhỏ chỉ có tiền để duy trì hoạt động trong chưa tới một tháng trước khi bảng cân đối kế toán mất cân bằng nghiêm trọng do nguồn thu sụt giảm hoặc dừng hẳn.

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button