Câu chuyện khởi nghiệpKhởi Nghiệp | StartupTiêu điểmTin khởi nghiệpTin mới

Sang quán Cafe không sợ bị lỗ khi khởi nghiệp Cafe

Thành công ở đây không được hiểu là: Sang bằng được. Không sang được đôi khi lại là thành công anh chị ạ.Thành công ở đây định nghĩa là: Không bị hố, không sang với mức giá trên trời mà sang với mức giá hợp lý, sinh lợi được và hạn chế thấp nhất các rủi ro.

Sang quán Cafe không sợ bị lỗ khi khởi nghiệp Cafe
Sang quán Cafe không sợ bị lỗ khi khởi nghiệp Cafe

Tại sao người chủ quán cà phê sang quán

Chúng ta sẽ bắt gặp hàng chục lý do có thể kể đến như: Không có thời gian quản lý, bận công việc, đi định cư, cần vốn đầu tư v.v tuy nhiên Trung có thể khẳng định với anh chị 99% lý do thật sự của chủ quán khi sang nhượng lại đó là: Không đạt được kỳ vọng đầu tư của mình.

Không đạt được kỳ vọng có nghĩa là: Lỗ vốn quá không có dòng tiền bù lỗ được, bù lỗ được nhưng không hòa vốn sớm để đạt lãi được, mức lãi quá ít đa phần là lấy công làm lời.

Biết lý do tại sao người ta sang quán là để cùng cách nhìn và hiểu được sâu bản chất chứ không phải là để ép nhau đến đường cùng anh chị nhé. Vì thật ra nhu cầu sang quán là không ít, ép người ta quá anh chị khó sang được quán lắm.

Thời gian khai thác bao nhiêu là hợp lý

Câu trả lời là: Ít nhất là 2 năm. Trong 2 năm này anh chị sẽ mất ít nhất 3 – 6 tháng để đưa hoạt động của quán vào ổn định để bắt đầu phát triển theo hướng của mình. Vì vậy nếu quán mà sang dưới 2 năm thì phải là trường hợp sang rất rất rẻ kia mới nên sang lại.

Thời gian đẹp nhất là 3 năm vì nếu trong thời gian làm quán mà anh chị thấy không ổn thì vẫn có thể sang ở tháng thứ 6 hoặc 12 để Exit thu hồi vốn. Hơn là ôm quán đến khi kết thúc dự án mới thấy là đầu tư lỗ mất rồi.

Nhượng lại hợp đồng thuê mặt bằng

Sau khi anh chị và người sang lại quán thống nhất về giá nhượng, thời gian thuê mặt bằng còn lại, vật dụng chuyển giao, bạn muốn thêm vài năm thuê mặt bằng nữa hay không và hỏi ý chủ mặt bằng trước v.v thì cuộc họp 3 bên sẽ cần diễn ra. Ba bên bao gồm: Chủ mặt bằng, người sang quán và anh chị (nhận sang quán).

Trong buổi gặp này:

– Bạn và người sang quán ký cam kết nhượng lại quán với 2 nội dung chính:

  • Danh sách chuyển giao, chi phí.
  • Bên sang quán kết thúc hợp đồng thuê mặt bằng và cam kết chủ mặt bằng ký hợp đồng thuê mới với anh chị trong thời hạn x năm.

– Người chủ mặt bằng và người sang quán cần thanh lý hợp đồng thuê, trả cọc cho nhau.

– Bạn và người chủ mặt bằng ký hợp đồng thuê mặt bằng mới.

Hãy thẳng thắng đề nghị thời gian bạn muốn thuê thêm mặt bằng với cả người sang để họ nói chuyện với chủ mặt bằng. Vì căn bản đây là điều mang lại lợi ích cho 3 bên. Người chủ mặt bằng cho thuê thêm khỏi đâu đầu tìm người thuê mới, người sang sang quán nhanh và bạn có thêm thời gian để thêm lợi nhuận.

Lưu ý: Trong hợp đồng nhớ phải có quy định về trường hợp bất khả kháng là sửa đường quá 1 tháng. Nếu xảy ra trường hợp này thì giá thuê mặt bằng giảm 30% (Có thể thương lượng) từ trước cho chắc ăn nhé.

Đánh giá giá trị hữu hình

Hãy bắt buộc người sang quán có 1 danh sách chuyển giao vật dụng với các nội dung sau:

Tên vật dụng | Số lượng | Đơn giá mua | Thời gian đã sử dụng | Bảo hành nếu còn

Bạn sử dụng danh sách chuyển giao này vào 2 việc:

  • Kiểm tra chuyển giao về tình trạng sử dụng.
  • Đánh giá giá trị của vật dụng theo công thức.

Giá mua x thời gian sử dụng còn lại/thời gian sử dụng

Chú thích:

– Giá mua: Khi có giá từ người sang quán đưa, hãy kiểm tra giá trên thị trường có sát giá hay không, cách đơn giản nhất là hỏi giá của vài đơn vị.

– Thời gian sử dụng còn lại và thời gian sử dụng: Ước lượng theo tình hình của vật dụng, cái này mang tính tương đối thôi nhé, rất khó để đánh giá chính xác.

Ví dụ: Quán có 1 cái tủ mát | Mua 5tr cách đây 6 tháng | Bảo hành còn 18 tháng | Thời gian sử dụng trung bình 3 năm | Giá thị trường hiện tại là 4tr8 thì thường Trung sẽ đánh giá tủ mát này có giá trị là: 4tr8 x (36 tháng – 6 tháng)/36 tháng = 4tr

Sau khi đã kiểm tra và thống nhất về tình trạng sử dụng của các vật dụng bàn giao và giá trị bạn sẽ có con số đầu tiên mà Trung gọi là giá trị hữu hình của quán.

Đánh giá giá trị vô hình

Giá trị vô hình ở đây là:

1. Cơ hội kinh doanh sinh lợi cái này đánh giá theo chỉ số hòa phí, hòa vốn được nói rất rõ tại bài viết Sử dụng con số để đánh giá mặt bằng mở quán cà phê: 0,8 – 1,2

Lưu ý: Không nên căn cứ vào dữ liệu phần mềm của quán mà hãy ngồi xem lượng khách và tự tính doanh thu 1 ngày của quán trong khoảng 3 – 4 ngày cho đảm bảo.

2. Cạnh tranh của người khác thay thế bạn sang quán này và sự gấp rút của người sang quán: 0,8 – 1,2

3. Khả năng phát triển mô hình kinh doanh cũ: 0,9 – 1,1

4. Tệp khách hàng cũ: 0,8 – 1,2

5. Nhân sự, quy trình, nhà cung cấp: 0,9 – 1,1

6. Các báo cáo kinh doanh cũ: 0,95 – 1,05

Trọng số ở sau các tiêu chí là trọng số để nhân với Giá trị hữu hình để ra được con số nhượng lại quán mà Trung sử dụng. Giá trị ở mức lớn hơn 1 là đánh giá khả quán, tốt cho việc kinh doanh sắp tới, người chủ cũ làm tốt và dưới 1 là ngược lại.

Ví dụ: Giá trị hữu hình tính được = 300.000.000đ

1 = 1,05 | 2 = 0,85 | 3 = 1,1 | 4 = 1,1 | 5 = 1 | 6 = 0,95

=> Trọng số: 1,05×0,85×1,1×1,1x1x0,95 = 1,026

=> Giá nhượng = 300.000.000đ x 1,026 = 308.000.000đ

Giải thích:

1: Con số hòa phí < Số khách trung bình 1 ngày hiện tại khoảng 5% tức là khi nào kinh doanh không phải bù lỗ nên trọng số đánh giá là 1,05.

2: Người chủ quán cần sang quán gấp và cũng chưa có ai hỏi ngoài bạn nên đánh giá ở mức 0,85 vì để 0,8 thì sợ có đứa vào nó hốt.

3: Bạn có khả năng làm quán này tăng trưởng hơn người cũ nên cho mức lớn nhất 1,1.

4: Lượng khách quen của quán khá ổn nhưng họ thân với người chủ nên điểm 1,1 để phòng rủi ro họ không thích bạn.

5: Nhân sự làm việc quen với chủ cũ, nhà cung cấp cũ dễ tìm nên cho trọng số 1.

6: Chủ quán không dùng phần mềm hoặc dữ liệu phần mềm vài tháng gần đây không đáng tin nên cho trọng số là 0,95.

Mạc Văn Trung / Khoinghiepsangtao.vn

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button