Phát triển Thương hiệuMarketing - Brands

Animated Storytelling – Kể chuyện bằng Animation

Đối với marketer những nội dung quảng cáo theo hình thức kể chuyện dường như chẳng còn là một khái niệm lạ lẫm nữa. Đặc biệt trong sự phát triển của công nghệ số, một câu chuyện được kể bằng animation hứa hẹn mang đến những trải nghiệm mới lạ hấp dẫn hơn cho người tiêu dùng.

Nhưng kể chuyện thế nào cho hay, thực hiện nó ra sao để có thể truyền đạt đúng thông điệp của người tiêu dùng? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết “Animated Storytelling – Khi brand kể chuyện” của anh Leo Đinh – Founder và CEO Red Cat Motion.

Animated Storytelling - Kể chuyện bằng Animation

Animated Storytelling là gì?

Là hình thức kể chuyện bằng Animation bao gồm 2D/3D Animation, Motion Graphics, Stop Motion, Live Action + Animation. Animated Storytelling ngày càng trở nên phổ biến và được công chúng đón nhận rộng rãi.

Animated storytelling là một mảnh đất màu mỡ để gieo trồng những nội dung hiệu quả khi mà người dùng đang bị bao phủ bởi quá nhiều nội dung khác nhau lan tràn trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên không phải nội dung nào cũng làm tốt vai trò của mình, nhất là khi có nhiều câu chuyện nghe quen quen, quen đến nỗi rất dễ đoán.

Ai cũng biết để kể một câu chuyện hay thì cần gì nhưng để bắt đầu thì thật khó và thế là mọi người đang cố gắng tạo ra các hình mẫu kể chuyện khác nhau. Tuy nhiên dù là hình mẫu nào thì đều là tập hợp của nhiều nhân tố sau đây.

1. Kể gì?

Một câu chuyện hay còn hơn cả nhân vật và các cung bậc cảm xúc, mà nó cần truyền đi một thông điệp. Đừng đào sâu vào chi tiết khi các bạn vẫn chưa biết mình sẽ kể gì. Bạn cần triệu hồi ý tưởng lớn cho câu chuyện của mình. Đừng cố gắng gây áp lực lên ý tưởng lớn vì nó thường khá đơn giản, đến bất chợt và nghe quen quen. Ví dụ như tình cảm gia đình. Để triệu hồi được ý tưởng lớn, bạn cần phải xác định mình sẽ kể về cái gì, kể cho ai nghe cũng như mục tiêu của câu chuyện bạn muốn kể là gì. Phương pháp brainstorming truyền thống sẽ rất hữu ích trong giai đoạn này. Cái bạn cần là một cái bảng, vẽ một ô trống và viết vào đó bất kỳ cái gì xuất hiện ngay trong đầu bạn.

2. Kể như thế nào?

Đưa câu chuyện cho 5 người đạo diễn và họ sẽ cho bạn 5 bộ phim khác nhau. Trừ khi bạn muốn họ làm theo ý của bạn ngay từ ban đầu. Đây là lúc bạn sẽ khiến câu chuyện của bạn trở nên khác biệt. Bạn sẽ cần một loạt công cụ để có thể tìm ra cấu trúc của riêng mình. Ý tưởng lớn của bạn có thể khá quen thuộc và chẳng có gì đặc sắc thì cách bạn kể sẽ khiến nó trở nên khác biệt. Lời khuyên của tôi là hãy tìm một nhân vật và xây dựng mọi thứ từ đó với câu chuyện bạn muốn kể. Bạn càng hiểu rõ nhân vật của mình bao nhiêu thì ý tưởng sẽ càng trở nên rõ ràng bấy nhiêu. Có hai cách kể phổ biến là linear story structure và non linear story structure:

Cách kể linear story structure phù hợp với các khán giả nhỏ tuổi vì trật tự câu chuyện rõ ràng, dễ hiểu từ A đến B rồi mới đến C. Cấu trúc quen thuộc các bạn thường nghe là ngày xửa ngày xưa, ở một chỗ nọ có một nhân vật nọ, nhân vật này bị thế này thế kia và …. kết thúc.

Animated Storytelling - Kể chuyện bằng Animation

Cách thứ hai là non linear story structure như một số Animated Music Video hoặc các bộ phim đem cái kết ra trước để tạo sự tò mò như các phim trinh thám, hay gần đây là phim Deadpool. Cách kể này do không theo một trật tự nên dễ tạo bất ngờ. Tuy nhiên nếu không cẩn thận thì khán giả sẽ bị lạc trong câu chuyện của bạn.

Animated Storytelling - Kể chuyện bằng Animation

Lavie On Board là một trong những kiểu kể chuyện như thế. Câu chuyện diễn ra trên con tàu Eurostar. Mỗi toa tàu là một tình tiết thú vị kết nối toàn bộ con tàu và cuộc sống của hành khách với nhau. Đây là một trong những dự án video campaign đầy hào hứng mà Red Cat Motion thực hiện. Chiến dịch sử dụng instagram làm platform chính để chia sẻ và kết nối người xem với nhau.

Tìm hiểu thêm:

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=imXvRT7xf-E?rel=0]

3. Trải nghiệm

Câu chuyện hay cần có sự trải nghiệm trong đó. Việc này cần bạn phải đặt mình ở góc nhìn của một khán giả. Việc bạn chọn phương pháp kể sẽ tạo ra các trải nghiệm khác nhau cho người xem. Trải nghiệm càng cao thì câu chuyện càng đáng giá vì bạn sẽ vô tình thúc ép người xem tham gia vào các tình huống các bạn đặt ra. Liệu tình huống của bạn có đáng giá để xem hay không?

Series Đi học thì ngán hết học thì chán xoay quanh chủ đề trường lớp quen thuộc nhưng cách kể mới bằng Animation đem lại cho khán giả những kỉ niệm và tiếng cười khi còn đi học.

Xem thêm:

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=qrB4GTwbURk?rel=0]

4. Sự thúc đẩy

Ai trong chúng ta cũng đều có một động lực thôi thúc ta làm việc gì đó. Ví dụ như trong phim Finding Dory gần đây, cô cá Dory bị thôi thúc bởi ý muốn tìm lại gia đình mình mà vượt cả đại dương bao la. Hay trong phim Zootopia, cô thỏ bị thôi thúc bởi ham muốn trở thành cảnh sát khi mà chẳng ai nghĩ cô sẽ làm được. Động lực, đam mê thành công bị ngăn cản sẽ thúc ép bạn trải qua nhiều cảm xúc khác nhau.

5. Định hướng hình ảnh

Hình ảnh đóng vai trò rất lớn trong Animated storytelling của bạn. Ai cũng biết điều này nhưng không phải ai cũng làm tốt. Nhiều video thất bại vì đi sai quy trình. Trong 8 bước xây dựng Animated Storytelling của Red Cat Motion, bước này hay chúng tôi còn gọi là Styleframes, đứng thứ 3 ngay sau khi đã có kịch bản chữ. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu và lên các phương án định hình phong cách hình ảnh cho toàn bộ animated video trước khi thực hiện các khâu khác. Ở bước này các bạn cần bỏ đi việc đánh giá cảm tính mà thay vào đó hãy dùng ngôn ngữ thiết kế.

6. Animation

Chúng ta đang nói về Animated Storytelling nên không thể nào mà thiếu được khâu cực kỳ quan trọng này, làm chuyển động. Tôi nói khâu này quan trọng không kém gì các khâu ở trên vì nó chịu trách nhiệm cho sản phẩm cuối cùng. Các bạn có ý tưởng rất hay nhưng nếu animation không thực hiện được thì sản phẩm cuối cùng sẽ không ra gì. Nếu bạn quyết định chọn Animated Storytelling cho dự án kế tiếp thì hãy ít nhất làm các điều sau:

  • Đi xem phim animated movie nhiều một chút và quan sát các khán giả xung quanh.
  • Tìm hiểu về animation. Nếu bạn có ý định đi học thì ngay và luôn. Redcatacademy.com là học viện Tư Duy Sáng Tạo và Animation do Red Cat Motion sáng lập.
  • Chọn nhà sản xuất phù hợp.

7. Chuyển cảnh

Animation cho bạn khả năng bay bổng và làm bất cứ điều gì bạn muốn. Có những thứ mà việc quay phim thông thường không làm được nhưng bạn hoàn toàn làm chủ được ở Animation. Chuyển cảnh là một lợi thế to lớn trong Animation vì khả năng kết nối và sáng tạo là vô hạn. Chuyển cảnh giữa các tình huống và khung hình cần phải hỗ trợ cho câu chuyện. Cách để chuyển cảnh tốt là chú ý đến tính liên tục của câu chuyện. Giống như trước khi Chỉ sử dụng cắt cảnh khi cần thiết và không có thời gian.

8. Âm thanh

Âm thanh không phải là bước cuối cùng mà cần phải được xem xét ngay từ đầu dự án. Và nếu bạn có ý định làm Animated music video thì âm nhạc là điều kiện tiên quyết rồi. Đừng quên hiệu ứng âm thanh (Sound FX) nhé. Hãy nghĩ mọi thứ với âm thanh ngay từ giai đoạn lên ý tưởng, viết kịch bản và hình ảnh.

Danh sách này không phải là tất cả nhưng cũng là những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng câu chuyện của bạn. Khi ý tưởng của bạn trở nên quá quen thuộc, hãy đầu tư vào cách các bạn sẽ kể lại nó.

Phạm Dũng | Theo BrandsVietnam

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button