Tin khởi nghiệpKhởi Nghiệp | StartupTiêu điểmTin mới

Tan Le và thiết bị điều khiển ô tô bằng ý nghĩ

Có thể từ trước đến nay, bạn vẫn xem việc kiểm soát máy móc bằng ý nghĩ là chuyện viễn tưởng. Tuy nhiên, nữ doanh nhân Tan Le đã phần nào biến điều này thành sự thật khi cho phép tài xế tăng tốc ô tô chỉ bằng ý nghĩ.

%post_name% - %random%
Tan Le giới thiệu thiết bị brainwear giúp người dùng điều khiển máy móc bằng ý nghĩ, như lái xe chẳng hạn.

Tan Le cho rằng ý nghĩ như là một cỗ máy với năng lực bẩm sinh là để điều khiển các cỗ máy khác, như xe hơi chẳng hạn.

Năm nay 41 tuổi, Le là nhà sáng lập và giám đốc của Emotiv – một công ty nghiên cứu não đã phát triển công nghệ cho phép con người dùng suy nghĩ để kiểm soát một chiếc ô tô. Sau khi tốt nghiệp Đại học Monash ở Melbourne, Úc, rồi làm luật sư và kinh doanh phần mềm, cô thành lập công ty vào năm 2011.

“Não bộ được cấu thành bởi hàng tỷ tế bào thần kinh. Khi các tế bào thần kinh tương tác, phản ứng hóa học phát ra xung điện. Chúng tôi đo các xung điện ấy bằng thiết bị headset (brainwear) gắn trên đầu. Sau đó, chúng tôi biến các xung thần kinh đó thành mệnh lệnh để có thể bật đèn, điều khiển robot hoặc lái xe” – Le chia sẻ.

Năm 2017, Rodrigo Hubner Mendes – một người bị liệt tứ chi, đã sử dụng công nghệ của Emotiv bằng cách dùng một máy tính gắn trên bảng điện để diễn đạt các ý nghĩ của ông thành những câu lệnh điều khiển để lái chiếc xe công thức một.

Mendes – hiện nay là người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Rodrigo Mendes Institute, giải thích rằng nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy tính để vẽ bản đồ điện của não, từ đó tạo liên kết với các lệnh khác nhau.

“Để tăng tốc, tôi nghĩ tôi đang tôn vinh một thủ môn bóng đá vì liên quan đến tầm nhìn. Để quẹo phải, tôi nghĩ tôi đang ăn một món ngon và lấy làm thích thú. Để quẹo trái, tôi nghĩ tôi đang nắm tay lái của một chiếc xe đạp, nghĩa là đang chạm” – Mendes thuật lại.

Ngoài công việc điều hành Emotiv, Tan Le còn là thành viên Hội đồng Tương lai Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về thần kinh học và khoa học về não. “Chúng ta có thể sử dụng dữ liệu để hiểu não hoạt động như thế nào, và sử dụng não như thế nào cho có hiệu quả hơn” – Tan Le nói.

Trong thể thao, công nghệ có thể theo dõi các cầu thủ bóng đá xử lý thông tin và phản ứng với các kích thích khi gặp áp lực. Tại nơi làm việc, brainware có thể được sử dụng để nghiên cứu cách những người giải quyết vấn đề, suy nghĩ và triển khai quy trình này cho lực lượng lao động để xem từng cá nhân có thể làm việc tốt nhất thế nào khi phải chịu áp lực.

Tan Le cho rằng, công nghệ này mang lại những thách thức nội tại của chính chúng. Làm thế nào để bảo đảm rằng chúng được tiếp cận đại chúng và không giúp tạo ra một nhóm ít ỏi những người có các nguồn lực để độc quyền các lợi ích trong khi đám đông bị bỏ rơi.

Con người đã chứng kiến sự phân cực tạo ra sự chênh lệch giữa giàu và nghèo. Nếu sự phân kỳ này được tăng tốc bằng cách  hạn chế việc tiếp cận công nghệ thần kinh học, sự lan rộng bất bình đẳng về nhận thức có thể dẫn đến căng thẳng xã hội, gây hỗn loạn chính trị.

Vì vậy, phải bảo đảm rằng công nghệ thần kinh được tiếp cận rộng rãi, bằng không sẽ dẫn đến độc quyền công nghệ nhận thức. Tan Le nói: “Chúng tôi đã nghiên cứu để tạo ra các brainwear với giá phải chăng như smartphone và có thể sử dụng trong bất kỳ môi trường nào. Nếu không làm cho các công nghệ này trở nên phổ thông, thì sẽ thất bại trong việc khai thác triệt để sức mạnh của bộ não con người”.

Năm lên bốn, Tan Le cùng bà, mẹ và chị rời Việt Nam, định cư tại Úc. “Thật là một cảm giác tuyệt vời vì nước Úc đem lại cho chúng tôi nhiều thứ. Đất nước rộng thênh thang không chỉ về mặt địa lý, mà còn là nơi để tư duy, mở rộng tầm nhìn của chúng tôi” – Le nói với hãng tin CNBC.

Theo DNSG Online.

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button