Ý tưởng Khởi Nghiệp

Kinh nghiệm khởi nghiệp bán quần áo

Khởi nghiệp bán quần áo không phải là một ý tưởng mới nhưng ngày càng có nhiều người quan tâm hơn. Vậy điều gì làm nên sức hút của lĩnh vực buôn bán này? Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những kinh nghiệm khi bắt tay vào kinh doanh quần áo.

1. Tiềm năng khởi nghiệp bán quần áo

Khởi nghiệp bán quần áo
Khởi nghiệp bán quần áo

Con người có 4 nhu cầu cơ bản: ăn, mặc, ở, đi lại, quần áo chính là một trong những mặt hàng cần thiết cho như cầu “mặc” của chúng ta. Vì vậy, khi nào còn con người là khi đó ngành kinh doanh quần áo còn tồn tại. So với ngày xưa, mặc chỉ để che thân và giữ ấm thì ngày nay mặc là nhu cầu làm đẹp bên cạnh những mục đích thuần tuý nhất.

Bên cạnh nhiều người cùng kinh doanh mặc hàng này nhưng vẫn còn chỗ đứng và cạnh tranh dành cho cửa hàng “sinh sau đẻ muộn” của bạn. So với ngày xưa, đa số quần áo sẽ được may hoặc nhập hàng từ Trung Quốc, thì ngày nay các localbrand – thương hiệu nội địa ngày càng lên ngôi. Thay vì kinh doanh hàng có sẵn bạn hãy thử sức kinh doanh mặc hàng tự mình thiết kế và tự tạo dựng thương hiệu riêng.

Ngày nay, phong cách cá nhân được nhiều người đề cao, do đó kinh doanh quần áo thiết kế sẽ phù hợp tình hình nhu cầu khách hàng ngày nay hơn. Thêm vào đó, càng có đông đảo khách hàng có tâm lý ủng hộ hàng Việt cho nên nếu mở bán những sản phẩm may mặc mang thương hiệu trong nước, bạn sẽ thu hút được sự chú ý không ít của những người này.

2. Kinh nghiệm khi tiến hành kinh doanh

Để việc mở bán thuận lợi bạn nên tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:

Lên ý tưởng về của hàng mong muốn: lên ý tưởng là việc đầu tiên cần làm, bạn cần hoạch định những điều cơ bản về cửa hàng như: tên cửa hàng, phong cách quần áo, quy mô, mục tiêu trong thời gian dài, định hướng tương lai.

  • Đặt tên cửa hàng: Tên cửa hàng là điều gây tò mò và ấn tượng đầu tiên với những người tiếp cận. Ngoài ra, đây còn là tên riêng khẳng định thương hiệu cho cửa hàng, do đó bạn hãy kỹ lưỡng cân nhắc đặt tên cho “đứa con tinh thần” của mình một cách ấn tượng nhất. Nếu có mục tiêu vươn tầm quốc tế bạn nên đặt những tên mang hơi hướng quốc tế bằng các chữ không dấu, tiếng Anh, tiếng Pháp,…
Kinh nghiệm khởi nghiệp bán quần áo
Tên cửa hàng là yếu tố làm nên thương hiệu cá nhân
  • Xác định phong cách: phong cách thiết kế chính là cái quyết định thị hướng người mua, tuỳ theo trường phái phong cách thời trang bạn mong muốn, tư duy thiết kế cá nhân, gu ăn mặc,… mà bạn có thể suy ra cho mình một phong cách chủ đạo của thương hiệu. Không chỉ cần mẫu mã đẹp, ngày nay cái khách hàng cần chính là khẳng định phong cách riêng. Nếu bạn làm được điều này, chắc chắn bạn sẽ thu về cho mình nguồn lợi khổng lồ từ việc buôn bán.
  • Lập kế hoạch kế hoạch kinh doanh: buôn bán không chỉ đơn thuần là chỉ sản xuất và bán hàng mà còn liên quan đến nhiều thứ khác. Để việc bạn hàng hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần là xác định được đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Nếu là người trẻ bạn sẽ lựa chọn những phong cách năng động, trẻ trung, màu sắc tươi sắc. Nếu là người đứng tuổi thì phong cách hợp lý nhất là trang trọng, lịch sự, nhã nhặn với những gam màu trầm tính hoặc hoa văn tối giản.
Kinh nghiệm khởi nghiệp bán quần áo
Lên kế hoạch chi tiết cho hoạt động kinh doanh của mình để có những hướng đi đúng

Sau khi xác định đối tượng, tiếp theo bạn nên nghiên cứu thị trường, buôn bán cũng là       quần áo cũng là ngành dịch vụ, do đó bạn cần phải lắng nghe khách hàng muốn gì, thị trường mặt hàng này ra sao, chắt liệu này như thế nào,… tất cả sẽ giúp bạn đưa ra được hướng thiết kế tổng hoà đầy đủ những yêu cầu từ người mua và mong muốn của bạn.

  • Xác định và ước tính chi phí: khởi nghiệp bước đầu bắt buộc bạn phải đầu tư nhiều chi phí như: phí thuê mặt bằng, phí nhập nguyên liệu, phí bản quyền thương hiệu, tiền gia công may sản phẩm, tiền đóng gói sản phẩm cùng với chi phí thuê marketing cho cửa hàng. Việc xác định chi phí sẽ giúp bạn chi tiêu các khoản hợp lý hơn, tránh tiêu hao những thứ không đáng. Bởi muốn kinh doanh thành công trước hết bạn phải quản lý tài chính ổn thoả.
  • Thiết kế cửa hàng: thiết kế nơi bán hàng cũng là một điều quan trọng không kém, kiến trúc và cách trang trí cua cửa hàng chính là điều khiến nhiều người bị thu hút. Vì vậy ngoài quần áo bạn nên chăm chút cho không gian trưng bày đồ thật đẹp và có phong cách phù hợp với thiết kế mặt hàng đang bán. Ngoài ra không gian rộng, thoáng và sạch sẽ sẽ là một điểm cộng đối với tâm lý người mua.
  • Chú ý dịch vụ chăm sóc khách hàng: bên cạnh những yếu tố chính, thái độ phục vụ khi tiếp đón khách hoặc tư vấn cũng là một vấn đề cần quan tâm. Hãy luôn training nhân viên của bạn với phương châm “khách hàng là thượng đế”, họ chính là yếu tố trung tâm mang lại lợi nhuận nên cần phải được đối xử tử tế nhất.

Trên đây là một số kinh nghiệm về khởi nghiệm quần áo. Hy vọng từ những thông tin này có thể giúp cho những ai có ý định kinh doanh về lĩnh vực này nắm rõ hơn. Kinh doanh không bao giờ là dễ dàng, nhưng nếu cố gắng bạn chắc chắn sẽ thành công.

 

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button