Tin khởi nghiệpKhởi Nghiệp | Startup

Tăng cường hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hiện nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam vẫn thiếu một hành lang pháp lý, chính sách đặc thù, cùng các ưu đãi đối với nhà đầu tư để phát triển. Việc thiếu thông tin, chưa có sự gắn kết giữa các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp, cùng vướng mắc về các thủ tục hành chính, pháp lý đã khiến nhiều Doanh nghiệp Khởi Nghiệp mất đi những cơ hội hay buộc phải sang các nước khác lập nghiệp.

%filename%-%random%
Các doanh nghiệp khởi nghiệp rất cần môi trường thuận lợi để phát triển. Ảnh: TẠ NGUYÊN

Theo TS Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), một hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phải bao gồm chín thành phần: Chính sách và hành lang pháp lý; cơ sở hạ tầng; các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính; văn hóa khởi nghiệp; các tổ chức, cá nhân hỗ trợ phát triển năng lực; trường đại học; đào tạo, tập huấn; nhân lực; thị trường trong nước, quốc tế.

Tại Việt Nam có khoảng 1.800 Doanh nghiệp Khởi Nghiệp, 20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 21 cơ sở vườn ươm khởi nghiệp và bảy tổ chức thúc đẩy kinh doanh, cùng với một số lượng nhà đầu tư là các doanh nhân đã khởi nghiệp thành công. Nhìn chung, số lượng các quỹ nước ngoài, các tập đoàn, nhà đầu tư mặc dù chưa nhiều, nhưng đã gia tăng trong thời gian vừa qua. Nhiều chuyên gia cho rằng, một loạt cơ chế chính sách được ban hành gần đây đã tạo điều kiện để cho Doanh nghiệp Khởi Nghiệp phát triển.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam mới chỉ có một hành lang pháp lý cơ bản, một số hỗ trợ có hệ thống từ các tổ chức, quỹ đầu tư giúp Doanh nghiệp Khởi Nghiệp thành công. Trong khi đó, các Doanh nghiệp Khởi Nghiệp lại cần một hành lang pháp lý, chính sách đặc thù cho khởi nghiệp bao gồm: Đầu tư mạo hiểm, đầu tư gọi vốn cộng đồng, ưu đãi thuế cho nhà đầu tư cá nhân, cơ chế đối ứng đầu tư từ Nhà nước cho các quỹ đầu tư tư nhân, cơ chế thoái vốn của nhà đầu tư.

Như tại các nước phát triển đều có một cơ chế đối với các nhà đầu tư cho Doanh nghiệp Khởi Nghiệp và họ sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi, trong đó quan trọng nhất là vấn đề về thuế với nguồn tiền được đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Mặt khác, các doanh nghiệp trong giai đoạn khởi nghiệp rất thiếu các kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp, hướng đầu tư và sự gắn kết các hỗ trợ giữa những thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp. Nhưng các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam còn rời rạc, thiếu sự gắn kết, khiến nhiều Doanh nghiệp Khởi Nghiệp muốn được hỗ trợ phát triển còn gặp khó khăn.

Do đó, các chuyên gia nhận định, nếu Nhà nước không nhanh chóng xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, các nhà đầu tư sẽ không lựa chọn thị trường Việt Nam mà sẽ đầu tư cho các nước khác trong khu vực ASEAN, các Doanh nghiệp Khởi Nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam cũng sẽ sang nước khác để lập nghiệp. Các rào cản vướng mắc về hành chính, pháp lý cũng sẽ ràng buộc khiến nhiều Doanh nghiệp Khởi Nghiệp sẽ không muốn phát triển mạnh khi khởi nghiệp thành công, hoặc tìm hướng đầu tư ở một môi trường khác tốt hơn.

%filename%-%random%

Giám đốc nghiệp vụ mảng Đầu tư Công ty Tư nhân – Dragon Capital Group, Võ Trần Đình Hiếu cho biết, trong 22 năm qua đã đầu tư vào nhiều công ty khởi nghiệp và ông thấy rằng việc đầu tư khởi nghiệp luôn chứa đựng những rủi ro và yếu tố mạo hiểm. Có những đầu tư thành công thì chỉ cần vài năm là thu hồi được cả vốn lẫn lãi, nhưng có những đầu tư mất đến 20 năm mới thu hồi được vốn hoặc gần như “mất trắng” khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Thất bại đối với khởi nghiệp là rất bình thường, nhưng điều quan trọng là làm sao thúc đẩy các bạn trẻ tiếp tục khởi nghiệp sau thất bại.

Như tại I-xra-en đã xây dựng một môi trường cởi mở, thân thiện, giúp cho các ý tưởng và tinh thần khởi nghiệp có cơ hội phát triển. Bởi vậy, người dân I-xra-en lúc nào cũng “hừng hực” một tinh thần khởi nghiệp, không sợ thất bại, luôn lạc quan, dám nghĩ dám làm và đã tạo nên một phong trào khởi nghiệp lan tỏa khắp đất nước I-xra-en.

%filename%-%random%

Tại Việt Nam, phong trào khởi nghiệp đang thu hút được sự quan tâm tích cực từ người dân, xã hội, Chính phủ. Tuy nhiên, các cơ quan Nhà nước cần sớm hoàn thiện những thông tư về Quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng tạo, tháo gỡ vướng mắc trong phương thức đầu tư cho các nhà đầu tư mạo hiểm nước ngoài. Thông qua đó, việc đầu tư sẽ được chuyển thành các cổ phần trực tiếp tại Doanh nghiệp Khởi Nghiệp, giúp các nhà đầu tư được “chính danh” và sẽ gắn kết lâu dài với doanh nghiệp hơn. Khi có được cơ chế thông thoáng sẽ là tiền đề cho sự xuất hiện của nhóm nhà đầu tư mạo hiểm (Lead Investor) hay còn được gọi là nhà đầu tư “vốn mồi”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, Nhà nước cần chủ động thành lập trung tâm hỗ trợ pháp lý do Doanh nghiệp Khởi Nghiệp, tư vấn các điều kiện kinh doanh, thuê, tiếp cận các vướng mắc để kiến nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Trong đó việc kết nối để Doanh nghiệp Khởi Nghiệp gặp những doanh nhân đã khởi nghiệp thành công, chia sẻ kinh nghiệm, tự tìm kiếm những cơ hội xuất phát từ ý tưởng cho đến các nhà đầu tư. Theo TS Phạm Hồng Quất, hiện nay các nhóm khởi nghiệp rất cần được bảo vệ, công nhận, định giá quyền sở hữu trí tuệ như một loại tài sản và cho phép Doanh nghiệp Khởi Nghiệp sử dụng để vay vốn, thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, đề xuất này ở Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, và phải có Ngân hàng Nhà nước “tiên phong”.

Mặt khác, cần công nhận loại hình đầu tư mạo hiểm và đơn giản hóa thủ tục đăng ký; cung cấp tài chính hỗ trợ các cá nhân, nhóm khởi nghiệp để phát triển thành Doanh nghiệp Khởi Nghiệp; Chính phủ cần thành lập Quỹ đầu tư theo hình thức đối ứng vốn với các quỹ đầu tư mạo hiểm, đầu tư vào các Doanh nghiệp Khởi Nghiệp có tiềm năng lớn; xây dựng các chính sách thuế, hỗ trợ và ưu đãi dành cho Doanh nghiệp Khởi Nghiệp và các nhà đầu tư.

Nhật Minh | Theo Nhân Dân

Xem thêm: Ba điểm yếu của các nhà khởi nghiệp Việt Nam

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button