Công nghệKiến thức

Trung Quốc: Mừng tuổi nhau bằng phong bao lì xì kỹ thuật số

Trong năm Đinh Dậu này, sẽ có rất nhiều người Trung Quốc gửi phong bao lì xì màu đỏ “kỹ thuật số” và gửi online qua các dịch vụ xã hội như WeChat của Tencent. Phong bao lì xì kỹ thuật số này thường là được gửi qua smartphone

Trung Quốc: Mừng tuổi nhau bằng phong bao lì xì kỹ thuật số 1

Vào dịp năm mới Đinh Dậu 2017, không chỉ người Việt Nam mà người dân Trung Quốc cũng sẽ trao nhau những phong bao lì xì màu đỏ may mắn, trong đó có những đồng tiền mặt dành tặng con trẻ, người thân. Tuy nhiên, theo hãng tin BBC, trong năm Đinh Dậu này, sẽ có rất nhiều người gửi phong bao lì xì màu đỏ “kỹ thuật số” và gửi online qua các dịch vụ xã hội như WeChat của Tencent, Trung Quốc. Phong bao lì xì kỹ thuật số này thường là được gửi qua smartphone.

Theo thống kê, năm ngoái, trong kỳ Tết Nguyên đán, đã có 516 triệu người gửi và nhận 32 tỷ phong bao lì xì kỹ thuật số – cao gấp 10 lần so với cùng kỳ năm trước (năm 2015).

Và trong năm nay, dự đoán sẽ có tới 100 tỷ phong bao kỹ thuật số được gửi và nhận bởi những người Trung Quốc trên khắp thế giới.

Trung Quốc: Mừng tuổi nhau bằng phong bao lì xì kỹ thuật số 2

BBC cho rằng xu hướng này càng cho thấy thế giới tiền tệ đang thay đổi như thế nào, giờ đây chúng ta có thể gửi tiền cho nhau dễ dàng như gửi email hay tin nhắn.

Hãng nghiên cứu toàn cầu Ovum nghĩ rằng giá trị của các giao dịch thanh toán P2P di động có thể đạt tới 270 tỷ USD trên thế giới vào 2019.

“Tin nhắn qua mạng đã trở thành một ứng dụng phổ biến trong thời đại smartphone”, Jerymy Allaire, giám đốc điều hành ứng dụng thanh toán P2P Circle Pay, nói.

Thanh toán, gửi tiền cho ai đó bằng tin nhắn vừa nhanh vừa dễ, mọi người không còn phải ra ngoài tìm máy rút tiền và trao tiền mặt. Tất cả những gì cần làm là số điện thoại hoặc địa chỉ email của họ. Thậm chí nếu người nhận chưa tải ứng dụng, họ sẽ nhận được tin nhắn nói rằng họ có người gửi tiền, và tiền đang chờ đợi họ, chỉ cần họ cài đặt và đăng ký.

Các nền tảng mạng xã hội của các công ty  Trung Quốc như Alibaba, Tencent và Baidu đã phát triển và làm bùng nổ thanh toán di động tại châu Á. Trong khi đó, tại, Mỹ, ứng dụng thanh toán Venmo của PayPal cũng đã phát triển vượt bậc và dự kiến đạt 20 tỷ USD giao dịch hàng năm. Tại châu Phi, M-Pesa cũng đã qua giai đoạn thử nghiệm và hiện đã có mặt tại Ấn Độ.

Facebook Messenger, với hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, đã ra ứng dụng thanh toán từ năm 2015 tại Mỹp, và dự kiến sẽ mở rộng dịch vụ đến châu Âu sau khi có được các giấy phép ngân hàng “tiền điện tử”.

Cho phép các công ty trở thành “nhà phát hành tiền điện tử” sẽ mở cánh cửa cho các công ty công nghệ triển khai nhiều quá trình hậu cần, như chứng thực, bảo vệ dữ liệu và các yêu cầu chống rửa tiền.

Trung Quốc: Mừng tuổi nhau bằng phong bao lì xì kỹ thuật số 3

Thế hệ trẻ hơn đang ngày càng tin tưởng vào tính bảo mật của các ứng dụng và điện thoại – xác thực các giao dịch bằng dấu vân tay hay thậm chí là nhận diện khuôn mặt – các nhà cung cấp dịch vụ chuyển tiền P2P xem họ như những “nhà môi giới” giữa các ngân hàng. Các mạng lưới Trung Quốc như Alipay và WeChat cho phép người dùng thanh toán tiền điện, nước từ tài khoản điện tử của họ. Họ cũng có thể chuyển tiền trở lại tài khoản ngân hàng chính của họ.

Các chuyên gia cho rằng đây chính là thời điểm hấp dẫn cho thế giới thanh toán P2P – cạnh tranh hơn, tiện nghi hơn và chi phí thấp hơn.

Trở lại với năm mới Định Dậu 2017, smartphone và ứng dụng thanh toán P2P, mạng xã hội đang mang đến những phong bao lì xì kỹ thuật số để mọi người trên khắp thế giới có thể gửi tặng nhau niềm hy vọng, may mắn cho một năm mới, với niềm ý nghĩa cũng sâu sắc và trân trọng như một phong bao lì xì truyền thống.

Bảo Bình | Theo ICTnews

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button