Tin khởi nghiệpKhởi Nghiệp | StartupTiêu điểmTin mới

Từ thất bại của các startup Việt rút ra được bài học gì ?

Để phát triển một dự án thành công, khởi đầu cần một ý tưởng tốt, tuy nhiên để quyết định sự thành công của dự án lại không đơn thuần như thế.

Khởi nghiệp không chỉ có thành công

Cuối năm 2015, cộng đồng khởi nghiệp chứng kiến cái chết yểu của hai website Beyeu.com và Deca.vn – những trang thương mại điện tử được hậu thuẫn bởi các đơn vị có tiềm lực.

Trong đó, Beyeu.com là sản phẩm của Project Lana – đơn vị sở hữu trang web Webtretho.com, website về phụ nữ có số lượng truy cập đứng đầu tại Việt Nam – và IDG Ventures. Tuy nhiên, thành công của Webtretho cũng không cứu được Beyeu.com khi nguồn tài chính cho dự án này dần cạn kiệt. Để rồi Beyeu.com phải đóng cửa cùng lời nhắn khiến cộng đồng startup không khỏi sốc: “Thương mại điện tử cần rất nhiều tiền. Nhiều công ty quyết định không đốt tiền nữa. Chúc may mắn cho những người đang tiếp tục cố gắng”.

Còn Deca.vn là một website mô hình C2C. Đây  là một trong những website cho phép khách hàng đăng bán sản phẩm của mình lên và lượt truy cập thì không hề nhỏ cho nên cái chết của Deca làm cho nhiều người chú ý.

Năm 2017, cộng đồng khởi nghiệp một lần nữa lại xôn xao trước thông tin chuỗi cửa hàng The KAfe đã đồng loạt đóng cửa chỉ nửa năm sau khi CEO Đào Chi Anh rời công ty. Mặc dù trước đó, The Kafe đã gọi vốn thành công 5 triệu đô từ các nhà đầu tư.

Là một dự án khởi nghiệp sáng tạo – Dự án “Phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao – DeNature” (DeNature) được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ sáng lập viên Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển nông nghiệp D&D Agro. Với mục tiêu vì sức khỏe cộng đồng, DeNature nỗ lực đưa đến tay người tiêu dùng Việt Nam những thực phẩm dinh dưỡng, thân thiện với thiên nhiên, đảm bảo 3 tiêu chí “Sạch – Tươi – Ngon”. Mặc dù đã đạt được những thành công bước đầu, tuy nhiên, theo anh Lê Quang Đại – Đồng sáng lập của dự án cho biết, đầu 2019, dự án đã buộc phải dừng lại.

Thất bại của các startup Việt rút ra được bài học gì ?
Thất bại của các startup Việt rút ra được bài học gì ?

Vây đâu là nguyên nhân cho những cái chết yểu của các startup Việt và bài học rút ra là gì?

Cần có kiến thức chuyên môn về ngành/lĩnh vực mà mình khởi nghiệp

Điểm chung của hai website này đấy là đầu tư ngoài ngành và đây cũng chính là lý do chính mà hai website này đều bị khai tử, Webtretho và 24h đều là các doanh nghiệp xuất bản, làm nội dung có vẻ như dễ dàng hơn làm thương mại điện tử, cho nên từ xuất bản đầu tư sang thương mại điện tử nó bị trái tay, cảm thấy khó khăn hơn rất nhiều.

Với Lazada.vn hay Tiki, hay Adayroi, họ là những người sinh ra là để làm thương mại điện tử, họ không có lựa chọn nào khác nữa và khi họ chuyên tâm làm một việc, chắc chắn họ sẽ thành công. Và thực sự là họ đã thành công.

Trong trường hợp của D&D Agro, bốn thành viên ban đầu của dự án đều hoạt động trong lĩnh vực Luật, họ thiếu những kiến thức chuyên môn về nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, việc thiếu những nghiên cứu thị trường đúng đắn khiến việc định giá sản phẩm tới từng đối tượng khách hàng sai lầm dẫn tới rủi ro cho doanh nghiệp. Cụ thể, mức thu nhập bình quân đầu người tại các tỉnh thành phố khác nhau thì việc bỏ tiền ra cho chi tiêu các thứ cũng khác nhau. “Tại Hà Nội, chi phí 1,5 triệu đồng/tháng là 1 số tiền hợp lý mà mọi người có thể bỏ ra. Tuy nhiên, mức giá này ở Hải Phòng thì lại hơi cao. Nhưng nếu không lấy giá đó thì việc kinh doanh sẽ bị lỗ và doanh nghiệp của mình sẽ không trụ được”, anh Lê Quang Đại – sáng lập dự án chia sẻ.

Từ thất bại của các startup Việt rút ra được bài học gì ? 1

Khi làm bất cứ một việc gì trong bất cứ một ngành nghề nào thì việc cần phải có kiến thức về ngành nghề đó là hết sức quan trọng. Việc hiểu biết các kiến thức cơ bản, chuyên môn trong lĩnh vực mình hoạt động hay nhiều khía cạnh khác nhau trong doanh nghiệp như sản phẩm, nhân lực, công nghệ, thị trường, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan là một bước đệm quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự thất bại trong việc thiếu chuyên môn và những lí do ngoài ý muốn. Các startup nên tham gia các khóa học hỗ trợ thiết thực để giúp nâng cao năng lực quản trị.

Bên cạnh đó, cần phải tìm cho mình một người cố vấn phù hợp. Ai muốn làm tốt việc của mình, cần phải có những người cố vấn chuyên môn để họ được tiếp cận được kiến thức mới, những mảng tối mà họ chưa được sáng tỏ, dẫn đến sự khó khăn trong tiếp cận hay sự lạc lối trên các chặng đường đi.

Cần cẩn trọng để lựa chọn nhà đầu tư phù hợp

Có những nhà đầu tư gọi là Nhà đầu tư cá mập, chỉ có mục tiêu thâu tóm chứ không có mục tiêu đồng hành. Họ đến để tiếm quyền và với mục tiêu kiếm lời ngắn hạn từ việc kiểm soát công ty và bán công ty chứ không hướng tới dài hạn.

Trong các thương vụ tư vấn của mình, tôi biết có những doanh nghiệp Việt nhận đầu tư với số tiền lên đến đơn vị 2 con số triệu đô, nhưng đồng thời cũng nhận về sản phẩm mới từ đối tác, công nghệ mới từ đối tác, hỗ trợ quản trị, chuyên gia từ đối tác để phát triển thị trường Việt Nam. Đó sẽ là mục tiêu hướng tới.

Trong khi đó, bản chất của quỹ đầu tư tài chính là họ sẽ có thời hạn đầu tư và áp lực thoái vốn từ chính cổ đông của quỹ, nên họ đến với bạn ngắn hạn hơn nhiều.

Cần nghiên cứu kỹ các điều khoản nhận đầu tư

Đây chính là điểm mấu chốt trong thương vụ thất bại của The KAfe. Nhận tiền đầu tư sẽ kèm theo hàng loạt các điều kiện của nhà đầu tư, nhất là họ sẽ đưa ra yêu cầu kiểm soát hoàn toàn về tài chính. Trong khi đó, các founders lại thường không giỏi về vấn đề này.

Nhà đầu tư sẽ áp đặt các chỉ tiêu mang tính thâu tóm, và nếu founders không đạt được chỉ tiêu, thì họ sẽ nâng tỷ lệ sở hữu và thâu tóm công ty.

Từ thất bại của các startup Việt rút ra được bài học gì ? 2

Phải xây dựng cơ chế quản trị công ty quy chuẩn

Rất nhiều startup Việt thiếu kiến thức và kỹ năng quản trị và tầm quan trọng của quản trị công ty. Nhà đầu tư khi quyết định đầu tư sẽ xem xét kỹ năng quản trị công ty của người điều hành công ty để đầu tư. Và khi nhận được vốn, nếu cơ chế quản trị công ty không ổn sẽ gây ra mâu thuẫn giữa người điều hành với nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư tài chính thuần tuý.

Khi xảy ra mẫu thuẫn, các cơ chế không rõ ràng đã khiến mâu thuẫn trầm trọng hơn. Và như trường hợp The KAfe, người sáng lập Đào Chi Anh đã phải rời khỏi công ty chỉ trong thời gian ngắn ngay sau khi nhận vốn, khiến công ty sụp đổ.

Xây dựng được kế hoạch kinh doanh khả thi sau gọi vốn

Kế hoạch kinh doanh nửa vời là vấn đề. Khi chỉ có một mình làm chủ, bạn có thể làm bất kỳ thứ gì bạn muốn. Nhưng khi có nhiều hơn các “ông chủ” bạn cần phải đảm bảo lợi ích của tất cả.

Khi đó, một kế hoạch kinh doanh chi tiết và khả thi và từ đó các bên bám vào đó mà thực hiện sẽ giúp đáp ứng được lợi ích, hoặc ít nhất lấy đó làm căn cứ “đồng cam cộng khổ”.

Khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh

Nhiều nhà sáng lập sau khi nhận vốn thì hơi vĩ cuồng về khả năng của mình. Họ luyên thuyên về nào là thương hiệu, nào là ý tưởng lớn mà quên mất một điều rằng thương hiệu hay ý tưởng lớn thành công thì đều từ vận hành tốt hàng ngày mà ra. Công ty phải được thiết kế và vận hành tinh gọn. Nếu không thì quy mô bắt đầu lớn do “vừa nhận được tiền”, mọi thứ tự dưng trở lên hỗn loạn, chi phí phát sinh khổng lồ, hiệu quả ngày càng giảm.

Quản lý tài chính và dòng tiền tốt

Ngày xưa, thời còn làm một mình hoặc hai ba mình, tiền bao nhiêu thì cứ chui vào tài khoản rồi lấy ra chi tiêu, đầu tư và chia nhau. Giờ đây, mọi thứ cần phải chuẩn chỉnh, thế là các founders không biết xoay sở thế nào.

Bên cạnh đó, lại còn vấn đề về thuế, báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động luôn là những vấn đề khó khăn mà các nhà sáng lập gặp phải.

Oanh Phạm – Tổng hợp/Khoinghiepsangtao

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button