Ý tưởng Khởi Nghiệp

Kinh nghiệm khi khởi nghiệp mở trường mầm non

Cần chuẩn bị những điều gì để khởi nghiệp mở trường mầm non tư thục? Bên cạnh những trường công, ngày càng có nhiều cơ sở giáo dục mầm non tư thục mọc lên. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các bước khi bắt tay vào kinh doanh lĩnh vực này bạn nhé. Nếu đang có định hướng trên, thì nội dung bên dưới chính là dành cho bạn.

Tiềm năng của mô hình kinh doanh mở trường tư thục

Lý giải cho nguyên nhân hiện nay có rất nhiều trường tư thục bên cạnh những trường công là do mô hình kinh doanh này mang lại nguồn lợi nhuận rất cao. Lợi nhuận hấp dẫn chính là yếu tố thôi thúc những người trẻ khởi nghiệp mở trường mầm non.

Kinh nghiệm khi khởi nghiệp mở trường mầm non
Kinh nghiệm khi khởi nghiệp mở trường mầm non

Tình hình hiện nay, dân số tại các thành phố lớn hiện đang rất đông đúc, trường công không thể nào đáp ứng đủ nhu cầu cho trẻ đi học của người dân sinh sống và làm việc tại đây. Do đó, mở trường tư thục mở ra cơ hội và tiềm năng vô cùng lớn. Đây là lý do vì sao hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều trường mầm non tư nhân được thành lập.

Với mô hình mở trường mầm non dưới 20 trẻ thì chi phí đầu tư ban đầu sẽ dao động khoảng 200 triệu đồng. Nếu thu học phí mỗi trẻ là 2 triệu đồng/tháng cùng với lương giáo viên 7 triệu đồng thì chỉ trong thời gian 1 năm, người đầu tư sẽ thu hồi vốn. Sang những năm sau bạn sẽ có lợi nhuận và phần này có thể dùng để mở rộng quy mô và nâng cấp các cơ sở vật chất.

Nếu với quy mô 100 trẻ, thì sẽ cần chi phí đầu từ về cơ sở vật chất như phòng học, mặt bằng, nhiều trang thiết bị sẽ nhiều hơn. Vốn đầu tư ban đầu dao động từ 2 – 5 tỷ đồng. Đầu tư lớn sẽ mang lại lợi nhuận lớn nhưng thời gian hoàn vốn sẽ lâu hơn so với mô hình nhỏ lẻ. Ngày nay, đa số phụ huynh luôn muốn đầu tư môi trường học cho con em, vì vậy số lượng trẻ học trường tư thục sẽ tăng cao.

Kinh nghiệm khi khởi nghiệp mở trường mầm non
Tuỳ theo số vốn mà bạn xác định quy mô trường như thế nào

Xu hướng mở trường mầm non tư thục hiện nay thường nằm trong các khu đô thị, khu dân cư mới. Tại đây người dân sinh sống sẽ có điều kiện kinh tế hơn, do đó họ hoàn toàn có thể chi trả học phí cao để con mình trải nghiệm giáo dục tốt nhất. Tiềm năng kinh doanh loại hình trường mầm non hiện đang mở ra nhiều cơ hội đang chờ đợi bạn.

Kinh nghiệm khởi nghiệp mở trường mầm non

1. Chọn mặt bằng

Nên chọn những địa điểm dân cư đông đúc, thành phần dân số tại đó có nhiều gia đình trẻ. Địa điểm trường học quyết định phần lớn nhất trong việc kinh doanh trường mầm non. Đặc biệt, bạn nên lựa chọn địa điểm có mức độ an ninh cao để làm yên lòng phụ huynh khi gửi con tại cơ sở của bạn. Ngoài ra, nếu có thể bạn nên chọn địa điểm có cây xanh, không khí trong lành và yên tĩnh. Phải xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo đầy đủ các yếu tố phù hợp yêu cầu dạy trẻ.

2. Mua sắm các đồ dùng, thiết bị

Kinh doanh trường mầm non cần phải sắm những dụng cụ dạy học và đồ chơi cho trẻ. Bên cạnh đó bạn còn phải mua các đồ chơi ngoài trời, bàn ghế, cơ sở vật chất cho văn phòng quản lý,… Chi phí này sẽ tiêu tốn khoảng từ vài chục đến vài trăm triệu đồng tuỳ theo quy mô và chất lượng chương trình giáo dục bạn hướng đến.

Kinh nghiệm khi khởi nghiệp mở trường mầm non
Mua sắm đồ dùng, thiết bị sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của bạn trong giai đoạn đầu

3. Thuê nhân viên

Khi mới bắt đầu, bạn cần thuê ít nhất từ 2 – 3 giáo viên, kèm theo nhân viên nấu ăn, bảo mẫu phụ trách chăm sóc các bé. Không nên thuê những giáo viên giỏi bởi mức lương bạn cần phải trả cho họ rất cao. Nghiệp vụ giáo dục có thể tập huấn và tiến bộ dần theo thời gian, do đó bạn không cần lo lắng về việc trình độ giáo viên. Nhưng bước đầu, bạn vẫn nên tuyển chọn những ứng viên có nghiệp vụ nhất định để quá trình xử lý công việc diễn ra nhanh gọn, hiệu quả.

Tiền thuê nhân viên và giáo viên hàng tháng sẽ dao động từ 40 – 60 triệu đồng mỗi tháng. Để có thể trang trải được tất cả chi phí này, bạn cần đề ra được kế hoạch quảng bá để chiêu sinh để tăng thu nhập.

4. Quảng bá thương hiệu

Mở trường mầm non cũng là một lĩnh vực kinh doanh, do đó để có thể duy trì và phát triển bạn cần phải quảng bá tên tuổi cơ sở giáo dục của mình rộng khắp. Quảng bá là cách thức để người khác biết đến cũng như nâng cao thế cạnh tranh so với các trường trong khu vực và lân cận. Trong giai đoạn đầu bạn nên đẩy mạnh các hoạt động PR để tìm được nhiều phụ huynh đến để gửi con.

Nếu dịch vụ chất lượng, chắc chắc ngày càng sẽ có nhiều người đến với trường học của bạn. Làm tăng uy tín trong khu vực thông qua lời kể của các bậc phụ huynh chính là hoạt động PR hiệu quả nhất. Do đó, bạn nên vạch sẵn các bước truyền thông sao cho đạt được kết quả mong muốn.

Trên đây là những thông tin cần biết trước khi khởi nghiệp mở trường mầm non tư thục. Hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể hoàn thiện các bước chuẩn bị khởi nghiệp của mình chu đáo hơn. Chúc bạn thành công.

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button