Kiến thức khởi nghiệpKhởi Nghiệp | StartupTin mới

Israel trở thành quốc gia khởi nghiệp thế nào khi không có quỹ đầu tư?

Để hỗ trợ các startup, Chính phủ Israel có một cách khá hiệu quả là nhà nước đứng ra thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm nhưng để cho tư nhân quản lý hoạt động các quỹ này.

Israel trở thành quốc gia khởi nghiệp thế nào khi không có quỹ đầu tư?

Trên thực tế, mặc dù gọi Israel là “quốc gia khởi nghiệp” nhưng trên thực tế, bản thân Israel lại là quê hương của rất nhiều sáng tạo có ích với mọi người như chiếc USB. Do vậy để từ một ý tưởng trở thành sản phẩm thật sự và có thể phổ biến sản phẩm rộng rãi, những ý tưởng sáng tạo cần có sự ủng hộ để phát triển.

Hỗ trợ từ nhà nước chủ yếu là về tiền, quản lý thuộc về tư nhân

Đại sứ Israel tại Việt Nam, bà Meirav Eilon Shahar cho rằng: “Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển, tuy nhiên không nhất thiết phải nắm vai trò dẫn dắt các hoạt động”.

Đầu những năm 1990, Israel không có một quỹ đầu tư mạo hiểm nào và khi đó, Chính phủ đã phải hành động. Khi đó các quỹ đầu tư đã được thành lập nhưng phối hợp hoạt động với tư nhân. Nguồn vốn được Chính phủ bỏ ra sẽ được bộ phận tư nhân giám sát và điều phối việc đầu tư.

Trong trường hợp hoạt động đầu tư có hiệu quả, tư nhân sẽ mua lại các quỹ đầu tư này còn nếu thua lỗ, nhà nước sẽ gánh phần rủi ro. Như vậy với thành phần tư nhân khi tham gia các quỹ đầu tư đã được nhà nước nhận trách nhiệm về kinh tế do hoạt động đầu tư vào startupcó tỷ lệ thành công rất thấp. Trong khi đó nhà nước có được khả năng quản lý và điều phối hoạt động của tư nhân.

Đến cuối thập niên 90, Chính phủ Israel đã không phải làm gì vì toàn bộ các hoạt động đầu tư mạo hiểm đã được các tổ chức bên ngoài vận hành đầy đủ. Mọi quỹ đầu tư mạo hiểm hiện nay tại Israel đều của tư nhân hoặc của các tổ chức đa quốc gia.

Bà Meirav Eilon Shahar - Đại sứ Israel tại Việt Nam (ảnh: ĐSQ Israel)
Bà Meirav Eilon Shahar – Đại sứ Israel tại Việt Nam (ảnh: ĐSQ Israel)

Đại sứ Israel tại Việt Nam nhấn mạnh: “Chính phủ không quyết định đầu tư quyết định sẽ đầu tư vào dự án nào và cũng không can thiệp vào hoạt động của các dự án này, chúng tôi để các cấp quản lý tư nhân quyết định dựa vào nhu cầu của thị trường. Hiện nay xu hướng đang là công nghệ sạch, khoa học ứng dụng và công nghệ thông tin”.

Bên cạnh đó Chính phủ cũng có thể trực tiếp tiến hành hoạt động đầu tư qua các chương trình vườn ươm khởi nghiệp. Giúp các startup gọi vốn nhưng trong một số trường hợp, Chính phủ đóng góp tới 85% số tiền họ cần. Nếu startup hoạt động thành công, họ phải trả nợ nhưng nếu thất bại, khoản nợ sẽ được xoá.

Ngoài ra để có thể tạo ra nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao, cũng cần phải có sự liên kết giữa các đơn vị nghiên cứu như trường đại học với các doanh nghiệp hay quỹ đầu tư tư nhân. Tuỳ vào chương trình và lĩnh vực, Chính phủ sẽ tài trợ từ 50 đến 60% cho hoạt động này.

“Thiên đường startup” phải có lựa chọn cho của chính mình

Bà Meirav Eilon Shahar chia sẻ: “Tôi đã ở Việt Nam nhiều năm, và nhận thấy rõ những sự thay đổi. Cộng đồng doanh nghiệp đang phát triển nhanh hơn tôi nghĩ”.

Trước hết Việt Nam có một cộng đồng khởi nghiệp rất thú vị. Nhiều doanh nhân trẻ có những ý tưởng khởi nghiệp rất tuyệt vời nhưng họ mới chỉ làm đơn độc mình họ. Chính phủ Việt Nam cho biết họ muốn tạo ra những điều kiện giống với Israel để thúc đẩy sáng tạo và có nhiều startup ra đời hơn.

Trong thời gian gần đây, Việt Nam đã nhiều lần tổ chức các đoàn đại biểu sang Israel để nghiên cứu. Israel cũng đã có những chia sẻ với Chính phủ Việt Nam về những chính sách áp dụng, cả thành công và những điểm còn hạn chế, tuy nhiên theo Đại sứ Shahar, Việt Nam phải chủ động chọn cho mình cách phát triển phù hợp với tình hình thực tế và luật pháp.

VIỆT KHÔI | Theo Bizlive.vn

Xem thêm: Việt Nam Quốc Gia Khởi nghiệp, cần thêm những gì?

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button