Tin khởi nghiệpKhởi Nghiệp | StartupTiêu điểmTin mới

Taxi bay: Startup đang chờ chứng nhận đầu tiên trên thế giới

Startup máy bay không người lái (drone) Đức Lilium mẫu máy bay cất cánh, hạ cánh thẳng đứng và chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới đang chờ được giới chức chấp thuận theo quy định.

Taxi bay: Startup đang chờ chứng nhận đầu tiên trên thế giới
Taxi bay: Startup đang chờ chứng nhận đầu tiên trên thế giới

Theo Bloomberg, Lilium đã bắt đầu quá trình đảm bảo chứng nhận cho chiếc taxi bay có năm chỗ ngồi từ Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu. Hãng này cũng nộp đơn xin giấy phép lên Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).

Christopher Delbrueck, giám đốc tài chính Lilium, cho hay doanh nghiệp đặt mục tiêu có đội taxi bay hoạt động tại nhiều thành phố trên thế giới vào năm 2025. Hãng kỳ vọng cung cấp được dịch vụ có trả tiền, nhanh hơn gấp năm lần so với chạy bằng ô tô, ít phát thải và ít tạo ra tiếng ồn hơn xe máy.

Lilium huy động được 100 triệu USD để tài trợ cho hoạt động phát triển. 90 triệu USD trong số này được bảo đảm từ năm 2017. Dù vậy, hãng vẫn sẽ cần thêm tiền khi đi vào hoạt động sản xuất đầy đủ. Chỉ khi hoạt động tốt, công ty mới cân nhắc chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO).

Mẫu taxi bay đầu tiên chuyển đổi thành công giữa chế độ bay lượn và bay ngang hồi năm 2017. Taxi bay được tầm 300 km, di chuyển giữa thành phố New York và Boston chỉ trong một tiếng. Ông Delbrueck gia nhập doanh nghiệp có trụ sở ở Munich với tư cách giám đốc tài chính hồi tháng 9.2018, sau khi làm CEO tại hãng năng lượng Đức Uniper.

Việc được chấp thuận theo quy định và trong mắt công chúng ở Mỹ được xem là bước đi quan trọng với Lilium, đặc biệt là khi nước này có nhiều sân bay trực thăng hoặc nơi có thể đón, tiễn taxi bay. Ban đầu, tàu bay sẽ có phi công song sau đó, phương tiện hoàn toàn tự hành.

Hiện thế giới có hơn 100 chương trình máy bay điện khác nhau, theo hãng Roland Berger. Đây là doanh nghiệp cạnh tranh lớn nhất với Lilium, bên cạnh Joby Aviation và Kitty Hawk. Mẫu taxi bay của Kitty Hawk theo kiểu rotor điện nhiều hơn là tàu bay. Ngoài những cái tên kể trên, Airbus, Boeing và Bell Helicopter cũng có chương trình phát triển tàu bay điện.

Thu Thảo – Báo Thanh niên

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button