Câu chuyện khởi nghiệpKhởi Nghiệp | Startup

Chuyển đổi mô hình kinh doanh trong đại dịch 2 công ty startup tăng trưởng đáng kể

Chuyển đổi mô hình kinh doanh từ B2C (business to customer) sang B2B (business to business) mà 2 công ty strartip Vntrip và Doctor Anywhere đã vượt qua khủng hoảng và đạt được những thành tụ tăng trưởng đáng kể

Covid-19 đã thay đổi nhiều thứ và để lại nhiều hậu quả nặng nề đối với nền kinh tế toàn cầu. Trước khó khăn, nhiều startup đã nhanh nhạy chuyển đổi mô hình để vượt qua khủng hoảng. Trong đó, một số doanh nghiệp B2C đã chuyển hướng thành B2B và đạt được những thành công như Vntrip và DoctorAnywhere.

Chuyển đổi mô hình kinh doanh trong đại dịch 2 công ty startup tăng trưởng đáng kể

Bước chuyển đổi mô hình kinh doanh với sứ mệnh số hóa ngành du lịch.

Có thể nói ngành du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong đại dịch. Rất nhiều startup trong lĩnh vực này đối mặt với nguy cơ phá sản, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Là một doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, Vntrip cũng không nằm ngoài cơn bão và phải đứng trước lựa chọn hoặc là thay đổi để sống sót hoặc đứng yên và chịu chung số phận như hàng loạt doanh nghiệp khác. Từ danh hiệu OTA tiên phong trong ngành du lịch B2C tại Việt Nam, Vntrip đã chuyển đổi mô hình kinh doanh, tập trung vào việc phát triển giải pháp chuyển đổi số ngành du lịch dành cho khách hàng là doanh nghiệp (B2B).

Thực tế, số hóa ngành du lịch đang là xu hướng tại các nước phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ với các đại diện như TripAction, TravelBank của Mỹ; Ctrip của Trung Quốc, khi nhu cầu đi công tác của các doanh nghiệp không ngừng tăng.

Thế nhưng, tại Việt Nam, xu hướng này vẫn còn khá mới mẻ. Giải pháp TMS được Vntrip phát triển mới đây được xem là một trong những giải pháp số hóa toàn diện giúp giải quyết bài toán quản lý du lịch và công tác cho các doanh nghiệp.

Giải pháp TMS được hiểu là nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp quản lý, tối ưu chi phí công tác và du lịch, giải quyết những vấn đề như: Không còn lo ngại nguy cơ mất hóa đơn thanh toán khi đi công tác, loại bỏ thủ tục hạch toán chi phí thủ công khiến việc thanh toán, hoàn trả tiền đi công tác gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, TMS giúp doanh nghiệp minh bạch các chi phí phát sinh trong quá trình công tác; Phân tích được tần suất và tối ưu việc phân bổ chi phí công tác. Đặc biệt là loại bỏ những giấy tờ phức tạp trong các bước phê duyệt

Mở rộng tệp khách hàng với đích nhắm du lịch chữa bệnh

Trong khi đó, thì ở lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe từ xa được xem là lĩnh vực được hưởng lợi nhờ đại dịch với sự bùng nổ của dòng vốn đầu tư ồ ạt đổ vào. Bước chân vào thị trường Việt Nam từ cuối năm 2019, Doctor Anywhere là startup công nghệ y tế cung cấp các dịch vụ tư vấn sức khỏe từ xa, giao thuốc tận nhà, đặt lịch khám, bảo lãnh viện phí, đồng thời sở hữu 2 phòng khám và một nhà thuốc. Theo số liệu từ startup này, hàng tháng thị trường Việt Nam ghi nhận hơn 8.000 giao dịch, trong đó hơn 3.000 giao dịch tư vấn trực tuyến.

Ngoài ra, đơn vị này mới đưa vào hoạt động, ra mắt hệ thống y bạ điện tử theo dõi sức khỏe cho trên 10.000 khách hàng hỗ trợ việc tra cứu, quản lý hồ sơ, bệnh án.

Đứng trước những khó khăn của đại dịch, Doctor Anywhere cũng chuyển hướng mở rộng từ mô hình B2C (khách hàng cá nhân) sang B2B (khách hàng doanh nghiệp). Startup kết hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm mà đơn vị đầu tiên là Bảo Minh, mới đây là PTI. Khi có độ phủ nhất định ở mảng B2B, với chất lượng dịch vụ ổn, thương hiệu Doctor Anywhere sẽ được “truyền tai”, tăng trưởng cả ở mảng B2C. Hiện mảng B2B của startup này đem lại 80% doanh thu tại thị trường Việt Nam.

CEO của Doctor Anywhere – ông Lê Ngọc Hải cho rằng, điểm khác biệt của Doctor Anywhere với các startup MedTech khác là “trung cấp dịch vụ”.

Chúng tôi cung cấp tương đối đầy đủ các dịch vụ từ thăm khám, năm tiếp theo chúng tôi sẽ triển khai mảng Premium – phục vụ các khách hàng cao cấp. Đây là mảng mà ở Việt Nam, tôi cho rằng chưa ai “chạm” được vào các khách Premium của khối doanh nghiệp“, ông Hải nhìn nhận.

Hiện Doctor Anywhere đang chăm sóc khách hàng Premium của MB Private (tại Ngân hàng TMCP Quân đội). Với dịch vụ Premium, Doctor Anywhere cũng cấp các chuyên gia đầu ngành và các bác sĩ chuyên trách, có mảng kết nối với các bác sỹ Singapore về tư vấn từ xa, và chuyển bệnh nhân qua Singapore nếu cần thiết.

Doctor Anywhere đã có bước nhảy vọt nhờ COVID-19. Tính trên bình diện toàn khu vực (tại các thị trường Singapore, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Việt Nam), startup này tăng trưởng 4,5 lần. Riêng tại thị trường Việt Nam, lượt truy cập app đã tăng 8 lần, doanh số tăng 12 lần, bỏ xa mức tăng trưởng của các thị trường lân cận.

“Trong nguy có cơ”, đó là cách mà các startup như Vntrip và Doctor Anywhere đã chiến đấu để vượt qua khủng hoảng Covid-19. Chuyển đổi mô hình kinh doanh không phải là chuyện dễ dàng song họ đã quyết tâm chuyển mình và đạt được những thành công bước đầu.

Nguồn khoinghiepsangtao

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button