Thương mạiKinh doanh

Hành vi ăn uống của người dùng Việt Nam tại các cửa hàng tiện lợi như thế nào?

Số lượng các cửa hàng tiện lợi đang tăng nhanh đột biến trong vài năm gần đây, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến tháng 5 năm 2018, trên toàn quốc đã có tổng cộng hơn 1.800 cửa hàng tiện lợi được mở ra.

Những cửa hàng tiện lợi ngày càng được biết đến rộng rãi và trở thành một địa điểm mua sắm mà người dân TP. Hồ Chí Minh lui tới thường xuyên. Theo một nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện vào tháng 12/2018 với nhóm đối tượng khảo sát bao gồm cả nam và nữ trong độ tuổi 16-39 ở TP. Hồ Chí Minh, FamilyMart, VinMart+, Circle K, và Ministop được nhận biết bởi 90% số người trả lời khảo sát.

Hành vi ăn uống của người dùng Việt Nam tại các cửa hàng tiện lợi như thế nào?

Một trong những lý do các cửa hàng tiện lợi trở nên phổ biến với người dân là nhờ vào khu vực ăn uống trong cửa hàng. 80% số người mua sắm tại cửa hàng tiện lợi có sử dụng các khu vực này.

Người Việt lựa chọn ăn uống bên trong các cửa hàng tiện lợi vì các lý do: “Có máy lạnh (điều hòa)”, “có kết nối WIFI”, và “vị trí thuận tiện (cho đi lại)”.

Về căn bản, khu vực ăn uống được sử dụng như là nơi để thư giãn, kết nối internet, trò chuyện, học tập và nghỉ ngơi trong thời gian ngắn.

Hành vi ăn uống của người dùng Việt Nam tại các cửa hàng tiện lợi như thế nào?

Nhân viên thị trường của chúng tôi đã đến 110 cửa hàng tiện lợi để tìm hiểu thêm hành vi của người tiêu dùng tại khu vực ăn uống. Đa số khách hàng sử dụng khu vực ăn uống là nhóm người trẻ trong độ tuổi 20-29 và 38% đang dùng một món ăn, thức uống nào đó, trong khi 44% chỉ dùng nước uống.

10 món ăn phổ biến nhất mà khách hàng dùng tại các khu vực này được thống kê lại như sau:

Hành vi ăn uống của người dùng Việt Nam tại các cửa hàng tiện lợi như thế nào?

Snack (bim bim) là món ăn thông dụng nhất, tiếp theo là mì ly ăn liền và lẩu. Mì ly ăn liền được dùng phổ biến vào giờ ăn trưa vì giá thành rẻ. Tuy mì gói ăn liền hiện vẫn chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam, mì ly ăn liền đã bắt đầu được bán phổ biến hơn tại các cửa hàng tiện lợi. FamilyMart và Ministop có bán lẩu và người mua có thể ăn lẩu như một món ăn nhẹ vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

Quan sát từng hệ thống cửa hàng, có thể thấy xu hướng bán đồ ăn giữa FamilyMart, CircleK và Ministop là rất khác nhau. Lẩu bán tại FamilyMart chiếm ưu thế vì giá cả cạnh tranh và chiến dịch tiếp thị mạnh mẽ của cửa hàng. Tại Ministop, một số lượng đa dạng các món ăn được tiêu thụ tại khu vực ăn uống bởi sự đa dạng thực đơn của cửa hàng này. Thực đơn mì của CircleK cũng tạo được nhu cầu ấn tượng.

Hành vi ăn uống của người dùng Việt Nam tại các cửa hàng tiện lợi như thế nào?

Về chính sách dịch vụ, 91% cửa hàng cho phép khách có thể “sử dụng khu vực ăn uống mà không cần mua sắm”, và 41% nói rằng khách được phép “mang thức ăn bên ngoài vào” mà không cần phải mua tại cửa hàng. Không rõ liệu đây có phải chiến lược thâm nhập thị trường của các hãng không nhưng những chuỗi cửa hàng tiện lợi này thật thoải mái với khách hàng.

Hành vi ăn uống của người dùng Việt Nam tại các cửa hàng tiện lợi như thế nào?

Với sự kết hợp của công nghệ hàng đầu và kiến thức chuyên gia trong ngành nghiên cứu thị trường, Asia Plus luôn luôn theo dõi và cung cấp những xu hướng thị trường mới nhất để giúp doanh nghiệp phát triển thành công tại Châu Á.

Kurokawa Kengo | Theo BrandsVietnam

Đánh giá post

DMCA.com Protection Status
Back to top button