Tin khởi nghiệpKhởi Nghiệp | Startup

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu?

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 1

Theo thống kê chưa chính thức, Việt Nam hiện đang có khoảng 3000 doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ mà phần nhiều trong số đó là các startup mới thành lập trong khoảng 4 năm trở lại đây. Chúng ta đang ở trong thời kỳ bùng nổ của làn sóng khởi nghiệp thứ hai tại Việt Nam mà 2016 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nhân rộng và đặt nền tảng cho nhưng chặng đường tiếp theo của cộng đồng khởi nghiệp trong nước.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 2

Hãy cùng chúng tôi điểm lại những cột móc đáng nhớ nhất của cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam trong năm 2016 qua bài viết dưới đây

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 3

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt cộng đồng startup Việt
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam gặp mặt cộng đồng startup Việt

Năm 2016 được chính phủ lựa chọn làm năm “quốc gia khởi nghiệp” với mục tiêu tạo ra làn làn sóng đầu tư thứ hai dưới đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Ra mắt từ cách đây hơn 3 năm nhưng phải đến năm 2016, đề án Vietnam Silicon Valley (VSV) của Bộ Khoa học và Công nghệ mới chính thức được biết đến rộng rãi và ghi nhận nhiều hoạt động đáng kể. Trong đó, một số sự kiện nổi bật phải kể đến là không gian làm việc chung cho startup VSV Corner bắt đầu đi vào hoạt động, chương trình huấn luyện, kết nối startup với giới đầu tư và hoạch định chính sách VSV Angel Camp, ngày hội Demo Day 2016 giúp 11 startup mới thuyết trình sản phẩm tới các quỹ đầu tư mạo hiểm như IDG Ventures, Cathay Financial Holdings, FPT Ventures,… và đặc biệt là chương trình ươm mầm và cấp vốn khởi nghiệp VSVA Bootcamp. Các startup ứng tuyển thành công vào bootcamp sẽ được tham gia chương trình huấn luyện 4 tháng, nhận gói đầu tư ít nhất 10.000 USD, miễn phí tư vấn luật, kinh doanh, sử dụng co-working space cùng nhiều quyền lợi hấp dẫn khác.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 4

Sau khi tạo bệ phóng thành công cho Lozi (ứng dụng khám phá địa điểm ăn uống) và TechElite (phần mềm quản lý sự kiện BigTime và giao tiếp doanh nghiệp WorkTime), năm qua, VSV tiếp tục cấp vốn mồi (seed funding) cho hàng loạt các startup mới như Jobwise (nền tảng tuyển dụng), PiiShip (ứng dụng ship hàng), Hachi (thiết bị nông nghiệp thông minh), EKID Studio (đồ chơi giáo dục cho trẻ em), Schoolbus.vn (học trực tuyến qua live-streaming), EZ4Home (showroom nội thất 3D online),…

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 5

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong cộng đồng khởi nghiệp công nghệ năm qua chính là Điều 292 Bộ Luật Hình sự về việc cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính, mạng viễn thông.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 6

Theo điều luật này, nếu cá nhân, tổ chức cung cấp các dịch vụ như kinh doanh vàng trên tài khoản, sàn giao dịch thương mại điện tử, kinh doanh đa cấp, trung gian thanh toán, trò chơi điện tử trên mạng hay các loại dịch vụ khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định của pháp luật mà không có giấy phép hoặc không đúng nội dung được cấp phép, thu lợi bất chính từ 50 đến dưới 200 triệu đồng hoặc có doanh thu từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng thì sẽ bị phạt tiền từ 200 đến 500 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

Cộng đồng startup công nghệ đã ngay lập tức “dậy sóng” về điều luật này. Lý do là bởi đa phần các startup công nghệ đều triển khai mô hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ qua mạng mà một phần không nhỏ trong đó là dịch vụ cổng thanh toán, thương mại điện tử và game online.

Đại diện cộng đồng khởi nghiệp, Chủ tịch VINASA Trương Gia Bình và Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cũng đã có văn bản kiến nghị hủy bỏ Điều 292. Tháng 9 vừa qua, Thủ tướng chính phủ cuối cùng cũng đáp ứng mong mỏi của cộng đồng khởi nghiệp khi yêu cầu bãi bỏ điều luật này.

Cũng trong năm nay, chính phủ đã ký Nghị quyết 41 về chính sách ưu đãi thuế thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng CNTT tại Việt Nam. Cụ thể, quy định này cho phép các công ty sản xuất các nội dung số, phần mềm CNTT trọng điểm, dịch vụ khắc phục sự cố an toàn thông tin, bảo vệ an toàn thông tin,… hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhân lực ngành CNTT cũng được ưu đãi giảm 50% thuế thu nhập cá nhân. Quy định này được kỳ vọng sẽ khuyến khích nhiều lao động trong nước tham gia vào lĩnh vực CNTT hơn.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 7

Vốn mạo hiểm chính mạch sống của một hệ sinh thái khởi nghiệp, và nhân tố khác đóng góp quan trọng trong sự bùng nổ của khởi nghiệp Việt Nam năm nay chính là các nguồn đầu tư nước ngoài.

Khác với VSV, các quỹ đầu tư lớn thường không quá hứng thú với những startup còn đang loay hoay thử nghiệm sản phẩm mà muốn tập trung vào startup đã có sẵn lượng khách hàng tương đối, tăng trưởng ổn định, có doanh thu,… để rót vốn vòng Series A trở lên. Con đường gọi vốn quỹ ngoại trước giờ luôn vô cùng gian nan, nhưng làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài vào các startup Việt vẫn chưa hề có dấu hiệu chững lại với số thương vụ rót vốn và sáp nhập liên tục tăng nhanh qua các năm.

Những startup nhận đầu tư trong năm nay có thể kể đến Momo (28 triệu USD), GotIt! (9 triệu USD), VnTrip (3 triệu USD), Kyna.vn, batdongsan.com, Triip.me, Beeketing, OnOnPay, iMap, Fundy, Meete, MimosaTek, Vooy,…

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 8
Sự kiện 500Startups bước chân vào Việt Nam đã thu hút rất nhiều sự chú ý hồi đầu năm nay

Hầu hết các quỹ ngoại đang hoạt động tích cực tại Việt Nam đều đã nắm trong tay danh mục đầu tư trải rộng nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như IDG Ventures (đầu tư VCCorp, Vietnamworks, VinaPay, Webtretho,…), CyberAgent Ventures (đầu tư VNG, Foody, Vexere, Topica English, Tiki, Nhaccuatui,…), 500Startups (đầu tư Elsa, Ticketbox, Beeketing, Leflair, Wifi Chùa,…), DFJ Capital (đầu tư Yeah1, Chicilon Media, GapIT,…), Standard Chartered (Momo, tiNi World), Golden Gate Ventures (Lozi), Mekong Capital (FPT Corp, Thế giới di động,…),…

Tháng 6 vừa qua, Mạng lưới Nhà đầu tư thiên thần Mekong (MAIN) cũng chính thức ra mắt tại Đà Nẵng Startup Fair với mục tiêu mỗi năm đưa khoảng 1000 nhà đầu tư thiên thần (thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân giàu có muốn rót vốn vào startup) từ nước ngoài tới “khai phá” các nước hạ nguồn Mekong (Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar). Sáng kiến này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều thay đổi đáng kể cho hệ sinh thái khởi nghiệp trong vùng, bởi ngoài vốn, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ hỗ trợ startup cả về kinh nghiệm vận hành doanh nghiệp lẫn mạng lưới quan hệ rộng lớn họ sở hữu.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 9

Lý do mà các bên đầu tư lựa chọn Việt Nam vẫn là nguồn lập trình viên giỏi trong đó không ít người đã có kinh nghiệm làm dự án outsource nước ngoài, chi phí lao động thấp, độ phủ smartphone cao, tầng lớp trung lưu tăng trưởng nhanh cũng như đang ở trong thời kỳ bùng nổ khởi nghiệp với khoảng 1000 startup mới mỗi năm. Như vậy, về quy mô, khởi nghiệp Việt Nam có thể chưa bằng Trung Quốc và Ấn Độ nhưng nhưng về tiềm năng, chúng ta hoàn toàn có thể trở thành một trung tâm khởi nghiệp nổi bật trong khu vực Đông Nam Á, nhất là khi kỹ sư Việt được đánh giá là có trình độ ngang ngửa Singapore nhưng lại chỉ đòi hỏi mức lương bằng 1/3.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 10

Giới startup có lẽ không lạ lẫm gì với các co-working space (không gian làm việc chung). Sức hấp dẫn của các co-working space không chỉ nằm ở việc chúng cung cấp nơi làm việc trọn gói giá rẻ, giúp các startup không còn phải đau đầu chuyện tìm thuê văn phòng mà yếu tố quan trọng hơn chính là những không gian truyền cảm hứng với hàng tá startup miệt mài khác xung quanh, những cơ hội học hỏi, trao đổi với các founder “cùng nhà”, gặp gỡ giới đầu tư hay tham gia các sự kiện sôi động tại đây. Sự xuất hiện của các co-working space với không gian rộng cho tổ chức sự kiện như Toong, Up, Dreamplex, Circo, Hatch! Nest, Hub.IT,… rõ ràng đã tạo đà để hàng loạt chương trình, workshop hữu ích cho cộng đồng khởi nghiệp diễn ra.

Năm 2016 vừa qua cũng chứng kiến một số lượng không nhỏ các sân chơi, chương trình công phu cho startup. Ngoài những chương trình thường niên như Hatch! Fair, Khởi nghiệp cùng Kawai, VYE Startup Bootcamp, VSVA Bootcamp, Topica Founder Institute, Angelhack,…, rất nhiều sự kiện mới như Vietnam Ricebowl Startup Award, Echelon, Facebook Hackathon, Google DayX, Startup Insider,… cũng chọn 2016 làm năm khởi động. Có thể nói cứ vài tuần một lần, dân startup lại có cơ hội được tham gia thử sức ở một đấu trường khởi nghiệp hoặc công nghệ.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 11

Làm startup vốn đã khó, làm e-commerce có lẽ còn khó hơn bởi từ trước đến nay, nhóm startup lỗ nhiều nhất, ngã đau nhất và có tỷ lệ bị thâu tóm cao nhất vẫn là trong lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT).

Trong khi dư luận còn chưa hết sốc vì Deca dừng hoạt động, Beyeu đóng cửa với lời nhắn đau thương để lại cho giới khởi nghiệp TMĐT hồi cuối 2015 thì tháng 8 năm nay, Lingo lại là sàn tiếp theo tuyên bố “nghỉ bán”, thậm chí CEO và nhân viên còn đồng loạt ký tên khiếu nại nhà đầu tư. Đó là còn chưa kể hai sàn e-commerce của Rocket Internet là Lazada và Zalora, sau một thời gian hoạt động thua lỗ đã lần lượt bán mình cho Alibaba và Nguyễn Kim (thuộc Central Group Thái Lan) vào nửa đầu năm nay. Tính đến thời điểm hiện tại, sàn Tiki cũng đã lỗ 157 tỷ đồng sau 8 tháng nhận đầu tư khủng từ VNG.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 12

Lý do thì có nhiều, nhưng lĩnh vực TMĐT luôn có một đặc thù là đòi hỏi các tay chơi phải đốt thật nhiều tiền để xây dựng hạ tầng kho bãi, hệ thống thanh toán, đội ngũ giao hàng, marketing chiếm thị trường,… Thêm vào đó, thị trường mua sắm online tại Việt Nam còn rất phân mảnh với một số không nhỏ các shop chọn… Facebook, Instagram làm nơi bán hàng miễn phí.

Các nhà đầu tư hiểu rõ điều này nên không hề lạ lẫm với chuyện kiên nhẫn rót tiền để startup chịu lỗ vài năm, thậm chí trong giới này, càng lỗ nhiều lại càng được định giá cao. Còn về việc những startup thất bại trên đường đua, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT Việt Nam Nguyễn Thanh Hưng gần đây cũng nhận định chưa chắc đã là dấu hiệu xấu cho nền e-commerce nước nhà, bởi vài sàn startup chưa thể đại diện được toàn ngành TMĐT rộng lớn. Sự cạnh tranh hiện nay thực tế đã giúp sàng lọc các sàn chưa phù hợp, giáo dục thị trường về thói quen mua sắm online cũng như tích cực đẩy thêm tiền vào giúp ngành TMĐT của Việt Nam trưởng thành hơn.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 13

Nếu như các công ty công nghệ đời đầu tại Việt Nam chủ yếu thường làm outsource dự án nước ngoài hoặc tập trung vào thị trường nội địa thì nay, nhiều startup đã bắt đầu làm sản phẩm hướng tới thị trường quốc tế, thậm chí là ngay từ khi mới thành lập.

Tiêu biểu cho xu hướng “Go global” này là Designbold (công cụ thiết kế), Money Lover (app quản lý tài chính cá nhân), Beeketing (nền tảng marketing tự động), GotIt! (nền tảng hỏi đáp), AZStack (Messaging API cho ứng dụng), Triip.me (nền tảng kết nối tour guide bản địa với du khách nước ngoài), Umbala (ứng dụng quay video tự hủy tương tự Snapchat), ELSA (app học tiếng Anh), Arimo (tên cũ là Adatao – nền tảng AI phân tích dữ liệu lớn),…

Trong khi người dùng Việt Nam vẫn còn ít sử dụng thanh toán điện tử cũng như e dè các sản phẩm trả phí trên mạng, thị trường trong nước không quá hấp dẫn với nhiều nhà sáng lập startup. CEO Ngô Xuân Huy của Money Lover cũng từng chia sẻ rằng doanh thu từ Việt Nam chỉ chiếm 5% tổng doanh thu của công ty trên 34 thị trường toàn cầu; chỉ trông chờ vào thị trường trong nước thì quả là rất khó để duy trì được đội ngũ nhân sự tốt.

“Go global” luôn đòi hỏi startup phải xây dựng được những sản phẩm đạt chuẩn toàn cầu cũng như thuê về đội ngũ marketing, hỗ trợ người dùng bằng tiếng Anh, nhưng nhà sáng lập Money Lover cũng nhận định rằng với sản phẩm đủ tốt, “nếu bạn sống được ở Việt Nam thì hoàn toàn sống được ở nhiều nước khác nữa”, bởi Việt Nam gần như là thị trường khó nhất để mang về doanh thu cao rồi.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 14

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 15

Tháng 3 năm nay, cộng đồng startup ngỡ ngàng trước thông tin M_Service, công ty sở hữu ví điện tử Momo huy động được tới 28 triệu USD từ hai ngân hàng đầu tư danh tiếng Standard Chartered và Goldman Sachs.

Theo đuổi lĩnh vực fintech (công nghệ tài chính), Momo hiện đã liên kết với 24 ngân hàng nội địa và thẻ thanh toán quốc tế VISA, MasterCard để cung cấp các dịch vụ như chuyển tiền giữa các tài khoản Momo; nạp/rút tiền; thanh toán tiền điện, nước, Internet, thẻ game,…; thương mại điện tử; tài chính cá nhân,… với 2 kênh chính là ứng dụng di động Momo và hơn 4000 điểm giao dịch trên cả nước (ở các khu vực nông thôn, hầu như mỗi huyện/xã đều có 1 điểm giao dịch, còn tại thành phố thì cứ cách 500m sẽ tìm thấy một cửa hàng Momo).

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 16

Liên tiếp nhận các giải thưởng khởi nghiệp trong nước, mang về 130.000 USD doanh thu chỉ sau 12 ngày ra mắt, Designbold là lẽ là startup được nhắc đến nhiều nhất vào thời điểm cuối năm 2016.

Với kinh nghiệm chinh chiến thị trường nước ngoài nhiều năm qua startup đầu tay Joomlart, CEO Designbold Hùng Đinh đã xác định nhắm tới khách hàng quốc tế từ những ngày đầu sáng lập công cụ giúp ai cũng có thể thiết kế này. Sau 1 năm chạy bản beta và hơn 1 tháng lên sóng thức, Designbold hiện đã sở hữu tổng cộng 40.000 người dùng trên khắp thế giới.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 17

Không hướng đến khách hàng Việt Nam nhưng GotIt! lại có tham vọng tuyển được 10.000 sinh viên, học giả Việt Nam làm “study expert” trên nền tảng chia sẻ kiến thức của mình.

Mang tầm nhìn dài hạn trở thành một dịch vụ “Expertise as a Service”, GotIt! đã huy động được vốn từ các nhà đầu tư danh tiếng của Thung lũng SIlicon và thu hút được nhiều cựu nhân viên Google, Facebook, Oracle,… gia nhập công ty. Bằng cách kết nối các chuyên gia với những người cần hỏi bài, GotIt! hiện đang là cứu cánh cho rất nhiều học sinh phổ thông gặp khó khăn với các môn toán và khoa học mà không biết nhờ ai giảng lại.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 18

Kyna.vn là nền tảng học trực tuyến chuyên đào tạo các kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn, từ giao tiếp, thuyết trình, nuôi dạy con cho đến digital marketing, thiết kế đồ họa, SEO,…

Kyna.vn cho biết hàng tháng có hơn 30.000 lượt đăng ký khóa học trên nền tảng của công ty. Sau khi nhận đầu tư từ quỹ Nhật CyberAgent Ventures hồi đầu năm nay, Kyna.vn hy vọng có thể nâng số khóa học trên site lên 1000 khóa từ hàng trăm chuyên gia, trường đào tạo lớn trong và ngoài nước.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 19

Mong muốn trở thành KFit phiên bản Việt, startup công nghệ mới chỉ 4 tháng tuổi này đang nhắm tới thị trường luyện tập thể hình 60 triệu USD của Việt Nam.

WeFit cũng là công ty đầu tiên của Việt Nam đi theo mô hình ứng dụng kết nối các phòng gym với người tập với khoảng 150 phòng tập đối tác trên khắp Hà Nội. Sắp tới, WeFit dự kiến sẽ bành trướng vào thành phố Hồ Chí Minh để đáp ứng thị trường rộng lớn nơi đây.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 20

BigSchool – trường học trực tuyến do Tiến sỹ Toán nổi tiếng Lê Thống Nhất sáng lập là một nền tảng kết nối giữa các thầy cô, các đơn vị sản xuất nội dung giáo dục với học sinh và cả những các đối tượng có nhu cầu học tập khác.

Sau một thời gian thử nghiệm, hiện tại, với gần 2.000 giáo viên, 10.000 bài giảng trải dài từ lớp 1 đến lớp 12, Bigschool ang là trường học trực tuyến nhận được rất nhiều sự chú ý của các học sinh, thầy cô, phụ huynh và chuyên gia giáo dục trong thời gian qua.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 21

VnTrip là nền tảng đặt phòng khách sạn trực tuyến đầu tiên của Việt Nam cho phép người dùng chọn phòng, thanh toán và lấy xác nhận phòng ngay từ website www.vntrip.vn hoặc ứng dụng di động. Thành công ban đầu đã mở ra cơ hội trở thành đối tác chiến lược của Booking.com – bước đi giúp VnTrip sở hữu lượng khách sạn lớn nhất Việt Nam (6.000 khách sạn trong nước và gần 900.000 khách sạn quốc tế).

Tháng 7 vừa qua, VnTrip đã công bố hoàn tất vong gọi vốn đầu tiên từ các quỹ ngoại mà dẫn đầu là quỹ F&H của cựu giám đốc công nghệ Alibaba John Wu. Khoản đầu tư mới năm nay sẽ giúp công ty phát triển thêm các dịch vụ như đưa đón như đưa đón sân bay – khách sạn miễn phí hay trợ giá phòng nghỉ cho các nhân viên của mình.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 22

Cũng giống như GotIt!, Beeketing không nhắm tới thị trường nội địa mà hướng ra biển lớn từ những ngày mới thành lập nên có lẽ chỉ nổi tiếng với người dùng trong nước qua nền tảng bán hàng Haravan. Thế nhưng, sau khi được nhận vốn và trở thành một trong những startup sáng giá nhất trong khóa mới năm nay của vườn ươm 500Startups, Beeketing bắt đầu thu hút nhiều sự chú ý hơn.

Hiện tại, startup này chuyên cung cấp các ứng dụng marketing tự động cho shop online trên nền tảng bán hàng Shopify (tương tự như Haravan tại Việt Nam) với khách hàng chủ yếu đến từ Bắc Mỹ. Nhiều ứng dụng của Beeketing đã và đang dẫn đầu App Store của Shopify.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 23

Là một startup khởi điểm từ Topica Founder Institure và từng nhận giải quán quân cuộc thi khởi nghiệp Vietnam Venture Cup 2015 do IDG Ventures và Samsung tổ chức, MimosaTek muốn ứng dụng các thiết bị IoT vào việc giúp nông dân dễ dàng tối ưu hóa các hoạt động canh tác, dự đoán vụ mùa và hạn chế rủi ro.

Bước chân vào lĩnh vực agritech (công nghệ nông nghiệp) luôn được coi là khó nhằn nhưng MimosaTek đã gặt hái được những thành công nhất định với hệ thống tự động giám sát gió mưa, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…; cảnh báo khô hạn/ngập úng, điều khiển tưới nước chính xác giúp tiết kiệm 30-50% lượng nước tưới tiêu và lập báo cáo về điều kiện môi trường, hoạt động tưới tiêu hàng ngày. Sử dụng hệ thống này, những người làm nông có thể sử dụng smartphone trực tiếp theo dõi mùa màng và không     còn phải quá lo lắng chuyện lãng phí tài nguyên, vụ mùa yếu kém nữa.

Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 24

Tên gọi viết tắt của English Language Speech Assistant, ELSA sử dụng công nghệ AI nhận diện giọng nói để giúp người học luyện tập phát âm tiếng Anh đúng chuẩn. Ra mắt lần đầu tại triển lãm giáo dục quốc tế SXSWedu tháng 3 năm 2016, ELSA đã xuất sắc giành giải nhất chung cuộc.

Hiện tại, tỷ lệ người dùng Việt Nam trên nền tảng ELSA hiện nay là khoảng 30-35%. Việt Nam cũng chính là thị trường thử nghiệm đầu tiên của ứng dụng ELSA Now. Bên cạnh đó, ELSA cũng đang nhanh chóng thu hút nhiều người dùng từ Nhật Bản, Thái Lan, Trung Đông và Châu.
Hết năm 2016, khởi nghiệp Việt Nam đã đi đến đâu? 25

Khi mà Lozi và Foody đã quá hot về mảng khám phá địa điểm ăn uống, startup Meete lại chọn đi hướng đi khác là giúp người dùng săn…deal giảm giá ăn uống gần nhà. Truy cập Meete.co, đập vào mắt bạn là hàng loạt thứ đồ ăn ngon lành có thể được giảm giá một nửa, thậm chí là cao hơn đang chờ được ấn gọi và “xúc” đi.

Cũng là một trong các startup tốt nghiệp từ chương trình đào tạo khởi nghiệp Topica Founder Institute, Meete đã nhận được seed funding trong năm nay.

Ngocmiz
Tom
Theo Genk

5/5 - (2 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button