Khởi Nghiệp | StartupÝ tưởng Khởi Nghiệp

Khởi nghiệp làm bánh: 7 bước thực hiện ý tưởng kinh doanh “ngọt ngào”

Một trong những ý tưởng hoàn hảo cho những ai yêu thích lĩnh vực bánh ngọt là khởi nghiệp làm bánh. Chẳng những thỏa mãn được đam mê, ý tưởng này còn giúp bạn “hốt bạc” dễ dàng. Khởi Nghiệp Trẻ ngày hôm nay sẽ cùng bạn tìm hiểu về 6 công đoạn giúp hiện thực hóa ý tưởng này nhé!

1. Học làm bánh

Đương nhiên, khi đã tiếp xúc với ý tưởng khởi nghiệp làm bánh thì bản thân bạn phải biết làm bánh. Một khoá học làm bánh có thể kéo dài khoảng 1- 2 tháng, sau đó tùy vào khả năng sáng tạo và sự khéo léo, chăm chỉ luyện tập của bản thân mà bạn hoàn toàn có thể trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp. Nếu đã có kinh nghiệm làm bánh từ trước, bạn có thể bỏ qua bước này hoặc chỉ cần dành ít thời gian để học thêm một số loại bánh mới.

Khởi nghiệp làm bánh: 7 bước thực hiện ý tưởng kinh doanh "ngọt ngào" 1
Không khó để tìm kiếm các khóa học làm bánh

Một chiếc bánh ngon là phải ngon miệng và cả ngon mắt. Suy cho cùng, đối với lĩnh vực ẩm thực, hương vị và hình thức món ăn là thức quyết định nắm giữ trái tim khách hàng. Đừng chỉ lo các vấn đề xoay quanh mà quên mất việc cải thiện tay nghề bạn nhé!

2. Xác định loại bánh kinh doanh

Có rất nhiều loại bánh mà bạn có thể cân nhắc để đưa vào việc kinh doanh. Bánh mì ngọt, bánh kem, bánh mặn,… là một số loại phổ biến. Về loại hình kinh doanh, những loại hình mà bạn nên thử sức là:

– Tiệm bánh ngọt nhỏ: làm và bán một số loại bánh ngọt với quy mô nhỏ, lượng vốn ít, mặt bằng nhỏ, thường thấy ở các địa phương ngoại thành.

– Quán cafe bánh ngọt: loại hình kinh doanh này khá phổ biến, đáp ứng nhu cầu của giới trẻ đến ăn- uống và check-in. Với loại hình này, bạn cần có thiết kế không gian đẹp và rộng, phong cách cổ điển hoặc trang hoàng lung linh là 2 phong cách dễ thu hút nhất.

Khởi nghiệp làm bánh: 7 bước thực hiện ý tưởng kinh doanh "ngọt ngào" 2
Quán cafe bánh ngọt là ý tưởng không tồi

– Tiệm bánh gato – bánh sinh nhật: chuyên về bánh sinh nhật các loại, đặt làm theo yêu cầu

– Kinh doanh bánh ngọt online: cách kinh doanh này tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân sự nên giá thành của bánh cũng rẻ hơn. Tuy nhiên chỉ đáp ứng được lượng khách nhỏ, khó mở rộng.

Bên cạnh đó, lựa chọn phong cách riêng của cửa hàng bánh ngọt cũng đặc biệt quan trọng, sẽ là cái để khách hàng nhớ đến và nhớ lâu. Phong cách ảnh hưởng trực tiếp tới thiết kế tiệm bánh và cách trang trí, đến vốn, nhân sự…

– Tiệm bánh nhượng quyền thương hiệu: đối với các loại bánh có thương hiệu nổi tiếng như Tous les jours, Pari Gateaux… thì bạn cần nghiên cứu kỹ hơn về điều kiện kinh doanh đặc biệt.

3. Chuẩn bị vốn

Đây là công đoạn tốn tương đối nhiều thời gian và công sức cũng như trí não suy nghĩ, cân nhắc. Để mở một tiệm bánh ngọt với đa dạng các loại bánh, bạn cần khoảng từ 30 triệu – 80 triệu đồng, tuỳ vào quy mô quán lớn nhỏ. Số vốn này giúp bạn tự tin kinh doanh và chi trả cho những thứ cấp thiết cần phải có. Bạn có thể sẽ phải dành dụm tiền trong một khoảng thời gian dài trước khi có đủ tiềm lực để hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp làm bánh.

Khởi nghiệp làm bánh: 7 bước thực hiện ý tưởng kinh doanh "ngọt ngào" 3
Gom vốn là công đoạn tương đối khó khăn đối với bất kỳ startup nào

Trong trường hợp không đủ vốn, bạn có thể cân nhắc phương án kết hợp với gia đình, bạn bè hoặc những người có cùng lý tưởng. Hiện nay, không khó để tìm thấy các chương trình giới thiệu cho bạn những nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn vào các ý tưởng tiềm năng.

4. Lựa chọn vị trí

Địa điểm mở cửa hàng là một yếu tố rất quan trọng để thực hiện ý tưởng khởi nghiệp làm bánh. Do vậy kinh nghiệm mở tiệm bánh là hãy chọn nơi gần khu đông dân cư, thuận tiện đường đi lại và nếu có nhiều mặt tiền thì càng tốt. Tối kỵ với những địa điểm là ngã 3, ngã tư giao thông, hay khu vực hay bị kẹt đường. Khi đặt ở vị trí không thuận tiện, khách hàng cũng sẽ rất ái ngại lui tới tiệm của bạn đấy. Vì vậy, hãy cố gắng cân nhắc những vị trí phù hợp nhất có thể.

Khởi nghiệp làm bánh: 7 bước thực hiện ý tưởng kinh doanh "ngọt ngào" 4
Vị trí đắc địa là “vũ khí” bí mật của bạn

Không gian tiệm bánh nên được thiết kế phù hợp với ý tưởng ban đầu bạn lựa chọn. Có thể cầu kỳ cũng có thể đơn giản nhưng đối với hình thức cafe bánh ngọt thì bạn nhất thiết phải trang hoàng một khu vực rộng rãi để khách ngồi thưởng thức.

5. Chuẩn bị vật dụng

Muốn kinh doanh tiệm bánh, cần phải chuẩn bị các vật dụng cần thiết cho cửa hàng bánh gồm những thứ sau:

+ Tủ bảo ôn: tủ bảo ôn hay còn gọi là tủ đông, dùng để chứa đựng, bảo quản nguyên vật liệu và bánh.

+ Máy đánh kem: loại máy này khoảng 2-5tr.

+ Lò nướng: loại lò tốt các các tiệm bánh lớn hay dùng khoảng 8-20tr.

+ Tủ kính trưng bày: bánh ngọt là một món ăn đặc biệt, nếu bạn không bảo quản tốt bánh sẽ bị biến chất, hỏng, nấm mốc hay đổi vị, vì vậy cần thiết kế tủ trưng bày đạt chuẩn.

Khởi nghiệp làm bánh: 7 bước thực hiện ý tưởng kinh doanh "ngọt ngào" 5
Tủ bánh không phải là thứ duy nhất bạn cần chuẩn bị ở công đoạn này

+ Thiết bị giữ khô thoáng, chống chuột, kiến: bất kì một cửa hàng chuyên bán đồ ăn nào cũng đều cần một hệ thống thông khí để đảm bảo chất lượng của món ăn.

+ Bàn ghế, đồ trang trí: bạn nên tạo cho cửa hàng của mình một không gian ấm áp, yên tĩnh, gam màu dịu nhẹ với những món đồ trang trí bắt mắt.

Ngoài ra, dao phết bánh, bàn quay bánh, dao cắt bánh răng cưa, các loại đui bắt kem, dụng cụ trang trí bánh… là một số vật dụng lặt vặt cần thiết khác.

6. Hoàn thành thủ tục pháp lý

Bất kỳ một ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp nào kể cả khởi nghiệp làm bánh đều cần hoàn thành các thủ tục pháp lý để chính thức đi vào hoạt động. Do vậy việc mở cửa hàng kinh doanh bánh phải thực hiện thủ tục đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể theo quy trình cụ thể sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở cửa hàng bánh ngọt

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên UBND quận, huyện

Bước 3: Chờ lấy giấy phép đăng ký hộ kinh doanh cá thể

Bước 4: Tiến hành xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Khởi nghiệp làm bánh: 7 bước thực hiện ý tưởng kinh doanh "ngọt ngào" 6
Hoàn thành mọi thủ tục là bước bắt buộc

Công đoạn này có thể sẽ ngốn kha khá thời gian nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua nó. Bởi thiếu đi các giấy tục, ý tưởng khởi nghiệp làm bánh của bạn khó mà mang lại nguồn thu nhập một cách ổn định và danh chính ngôn thuận.

7. Thực hiện quảng bá

Một số phương thức quảng bá một thương hiệu bánh hiệu quả cho ý tưởng khởi nghiệp làm bánh là:

  • Thiết kế tờ rơi ấn tượng: khi đã mở tiệm, bạn cần làm cho mọi người biết cửa hàng của bạn đã và đang mở cửa. Để phát đi thông điệp đó, tờ rơi là một cách tiếp thị trực tiếp đến tay nhiều người và khách hàng mục tiêu.
  • Khuyến mãi theo ngày: Giảm giá, khuyến mãi hay sự kiện dùng thử một món bánh mới vào buổi tối sẽ giúp bạn thu hút khách hàng. Bạn có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi vào các dịp đặc biệt.
  • Marketing qua mạng xã hội: Đăng thông tin về cửa hàng của bạn được đăng tải trên mạng xã hội thì sẽ rất nhiều người tìm kiếm và biết đến bạn.
Khởi nghiệp làm bánh: 7 bước thực hiện ý tưởng kinh doanh "ngọt ngào" 7
Ứng dụng công nghệ để thực hiện công đoạn quảng bá hiệu quả hơn

Thời đại 4.0 là bối cảnh tuyệt vời để bạn tận dụng sản phẩm của công nghệ cho công đoạn quảng bá ý tưởng khởi nghiệp làm bánh của mình. Hãy bắt kịp sự phát triển này và khai thác nó triệt để.

Phía trên là 7 bước hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp làm bánh mà theo Khởi Nghiệp Trẻ là vô cùng hiệu quá. Điều bạn cần làm ngay bây giờ là bắt tay ngay vào công đoạn đầu tiên và giữ vững lòng nhiệt huyết khi khởi nghiệp bạn nhé!

 

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button