Câu chuyện khởi nghiệpKhởi Nghiệp | Startup

Khởi nghiệp với khao khát khôi phục nghề nước mắm truyền thống

Sinh ra và lớn lên tại vùng biển, bên dòng Lạch Bạng xã Hải Bình, thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa), Nguyễn Thế Hoàng đã lựa chọn từ bỏ phố thị để về quê lập nghiệp, làm giàu với nghề mắm truyền thống.

Nghề nước mắm truyền thống

Nguyễn Thế Hoàng, sau khi theo đuổi con đường học vấn, lập nghiệp tại thành phố Sài Gòn hoa lệ với mức lương cao nhưng nỗi nhớ với vùng biển và vị mắm quê nhà luôn làm trăn trở khiến anh khao khát khôi phục nghề nước mắm truyền thống.

Nhớ lại, khoảng thời gian lựa chọn trở về quê hương tiếp quản và gây dựng lại cơ nghiệp truyền thống của cha “Năm 2014 sau một vài biến cố của gia đình mình đã chuyển công tác và đưa vợ con ra Hải Phòng sinh sống, lúc này niềm đam mê về “Mắm” có dịp được trổi dậy, bao năm trăn trở về nghề làm mắm của ông cha ở địa phương đang dần bị thu hẹp, thất truyền”: ông anh Hoàng chia sẻ.

Anh Hoàng chia sẻ thêm: “Có lẽ nếu không có biến cố đó, mình sẽ không đủ mạnh mẽ đánh liều để từ bỏ chốn thị thành trở về quê với quyết tâm xây dựng và phát triển nghề mắm. Cuối năm 2017, mình chính thức trở về quê nhà tiếp quản nghề làm mắm truyền thống của gia đình.”

Để có được khu nhà xưởng, với quy mô 1000 m2 cùng với 28 thùng gỗ ủ mắm quanh năm. Mỗi năm cơ sở của anh xuất ra thị trường từ 300-500 nghìn lít nước mắm và khoảng 100 tấn mắm tép, tôm các loại. Khu nhà xưởng luôn có 10 lao động ổn định, 10 lao động thời vụ với thu nhập từ 5-6 triệu đồng/tháng. Doanh thu chưa trừ chi phí của riêng mình cơ sở mắm Vị Thanh khoảng 4 tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Mại, công nhân tại cơ sở sản xuất HTX chế biến thủy hải sản Hải Bình cho biết, chị làm công nhân và gắn bó với cơ sở kể từ khi thành lập, công việc lại tại xưởng cũng rất quen thuộc, quy trình sản xuất luôn đảm bảo 3 sạch, an toàn với người tiêu dùng, các con tôm, cá, moi từ vùng biển khơi của người dân Hải Bình khi được đưa lên bờ rất chân quý trong từng sản phẩm.

Để có được sản phẩm nước mắm, mắm tép, mắm tôm vị Thanh chinh phục được thị trường, cũng như đạt chất lượng sản phẩm OCOP 3 sao anh Nguyễn Thế Hoàng, Giám đốc HTX chế biến thủy hải sản Hải Bình chia sẻ:

Đối với nước mắm Vị Thanh, qui trình làm Mắm Vị Thanh hoàn toàn truyền thồng từ khâu nguyên liệu đầu vào là cá cơm tươi nếu cá ươm nước mắm sẽ không còn ngon – muối tinh theo tỷ lệ nhất định, được ủ trong thùng gỗ dưới nhà tôn kín, náo đảo rang phơi sau 18 – 24 tháng  cho đến khi mắm chín. Được kéo rút qua hệ thống lọc và chuyển vào các bồn chứa, chiết đóng chai”

Cũng với sự đầu tư về hệ thống nhà xưởng đảm bảo tiêu chuẩn ATVS thực phẩm, hệ thống chiết chai hiện đại dây truyền tạo ra chuỗi liên hoàn trong sản xuất “sạch – an toàn- chất lượng”.

Khởi nghiệp với khao khát khôi phục nghề nước mắm truyền thống

Với sản phẩm mắm tép, mắm tôm vị Thanh cũng vậy quy trình sản xuất cũng được đảm bảo nghiêm ngặt đầu ra đầu vào của từng sản phẩm. Mắm tôm Hải Bình có màu tím sim, vị thanh đậm, mùi thơm đặc trưng của sản phẩm.

Anh Nguyễn Thế Hoàng chia sẻ, điều làm nên đặc biệt cũng như hương thơm đặc trưng mà sản phẩm mắm truyền thống chinh phục được khách hàng nằm ở khâu kỹ thuật, bí quyết gia truyền của làng nghề mắm nức tiếng Hải Bình cả hàng 100 năm tuổi.

Chúng tôi, luôn tự hào góp phần giữ lại nét văn hóa ẩm thực của làng mắm Hải Bình nói riêng và của người xứ Thanh nói chung. Với cơ chế thị trường mở như hiện nay, người làm mắm cũng phải thay đổi chuyển mình để phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế hơn, tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

Sản phẩm của Hợp tác xã chế biến thủy sản Hải Bình, đưa ra thị trường luôn được người tiêu dùng đón nhận. Thị trường tiêu thụ lớn tại các tỉnh Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, vào các hệ thống siêu thị, nhà hàng… trên khắp đất nước.

Nguồn diendandoanhnghiep

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button