Tin khởi nghiệp

Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang như thế nào? Có nên khởi nghiệp ở thời điểm hiện tại? Đây là những thắc chung của đa số của những người nhen nhóm ý định startup. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này bạn nhé.

Khởi nghiệp là một những biện pháp thúc đẩu nền kinh tế phát triển của mỗi quốc gia trong tình hình hiện nay. Nước ta cũng là một trong những nước nằm trong top quốc gia có tinh thần khởi nghiệp hàng đầy thế giới. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc startup ở thị trường trong nước sẽ gặt hái được thành công. Để biết thêm về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo về thực trạng khởi nghiệp hiện nay cùng một số giải pháp đề xuất bên dưới.

Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam

Thông tin của Tổng cục Thống kê Việt Nam, hiện có đến 760 nghìn doanh nghiệp và khoảng 7 triệu hộ kinh doanh. Đây là con số tương đối đối với một quốc gia đang trên đà phát triển. Chiếm thị phần gần như tuyệt đối là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đến 97%. Trong tương lai mục tiêu mà nước ta hướng đến tăng lên 1 triệu doanh nghiệp.

Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay

Để tạo điều kiện phát triển mong muốn này, chính phủ luôn tạo điều kiện để cải thiện môi trường kinh doanh, cải tiến nhiều cơ chế, đặt ra nhiều chính sách khuyến khích. Trong mục tiêu mới này, những doanh nghiệp góp vào con số 1 triệu gồm có những hộ kinh doanh sẽ phát triển thành doanh nghiệp cùng với những doanh nghiệp mới mọc lên khác. Đây là những việc làm chứng minh cho tinh thần “quốc gia khởi nghiệp” của Việt Nam.

Bên cạnh đó, pháp luật nước ta cũng đã có những ban hành mới trước làn sóng khởi nghiệp sôi động hiện nay. Một số văn bản luật hiện hành có thể nhắc đến như: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg) vào năm 2016; Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng và quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến 2025”(Quyết định 3362/QĐ-BKHCN) vào năm 2017.

Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Chính phủ ngày càng tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp startup

Trên đây là những văn bản chính thức được Chính phủ phê duyệt trong giai đoạn đầu cho mục tiêu trên. Bên cạnh đó ngày càng có nhiều tổ chức, cộng đồng khởi nghiệp được hình thành. Có thể kể đến một số cái tên có sức ảnh hưởng sau: Starthub.vn; Twenty.vn; Startup. vn và Launch,… Các tổ chức này là góp phần giúp đỡ những doanh nghiệp non trẻ những những ngày đầu hoạt động. Có sự bảo trợ từ cộng đồng, nhiều startup như được củng cố niềm tin khi thực hiện ước mơ.

Tuy nhiên, là nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhưng nước ta là một trong những nước có khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh thấp. Những cải tiến, đổi mới trong chính sách vẫn chưa đủ để làm thay đổi tình hình cục diện khởi nghiệp. Điều này cho thấy cần phải có nhiều sự hỗ trợ hơn nữa trong thể chế, chính sách kinh doanh cho các doanh nghiệp mới có thể vươn đến giấc mơ “quốc gia khởi nghiệp”.

Những vướng mắc trong các chính sách đã gây ra rất nhiều hạn chế cho doanh nghiệp trong kinh doanh. Một số trắc trở có thể nhắc đến là: Hạn chế về cơ sở vật chất, nghiên cứu phát triển, chi phí đầu tư cho các móc, thiết bị và phát triển ý tưởng, sản phẩm còn cao; hạn chế về kỹ năng quản trị, điều hành kinh doanh, xúc tiến, quảng bá phát triển,…

Một số giải pháp đề xuất

Thực trạng khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Một số giải pháp đề xuất cải thiện thực trạng thực thi kinh doanh ở nước ta

1. Tiếp tục hoàn thiện, nghiên cứu, bổ sung các chính sách cần thiết.

Đây là điều cần thiết bậc nhất trong việc thúc đẩy tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước ngày càng khởi sắc. Đồng thời, từ đó tạo ra điều kiện thuận lợi thu hút tài chính đầu tư vào thị trường trong nước. Càng nhiều ưu đãi, chính sách hấp dẫn càng thu hút những nhà đầu tư dấn thân vào thị trường nước ta.

2. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng và nguồn tài chính.

Tài chính cung ứng ổn định chính là bảo chứng cho sự kinh doanh thành công của doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, chuẩn bị tốt nền tảng kiến thức quản lý, pháp lý, để có thể tận dụng cơ hội triệt để cho việc khởi nghiệp. Để có những quyết định đúng đắn và chỗ đứng vững chắc, việc coi trọng vai trò của những kiến thức là điều không thể nào bỏ qua.

Trong quá trình ký kết và soạn thảo điều khoản hợp đồng, việc tham khảo ý kiến luật sư, cố vấn pháp lý để có thể đem về lợi ích tối đa cho phía doanh nghiệp.

3. Nâng cao vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp

Đây là yếu tố quan trọng, đóng vai trò là cầu nối cho cộng đồng doanh nghiệp liên kết, hợp tác cùng phát triển. Ngoài ra đây còn là bên đứng ra với cương vị phản biện doanh nghiệp để có thể đưa ra những cải tiến trong việc kinh doanh.

Trên đây là thông tin về thực trạng khởi nghiệp hiện nay ở nước ta cùng một số đề xuất giải pháp tạo điều kiện cho tình hình khởi nghiệp khởi sắc hơn. Hy vọng những đề cập trên đã có thể giải đáp phần lớn thắc mắc của mọi người.

5/5 - (1 bình chọn)

DMCA.com Protection Status
Back to top button